BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

ĐỊNH BIÊN NHÂN SỰ / KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH 03 BƯỚC TRIỂN KHAI ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG HIỆU QUẢ.

(Cập nhật: 4/26/2024 4:06:39 PM)

Định biên lao động là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chiến lược/ kế hoạch nhân sự của mỗi doanh nghiệp.

 

      1. Định nghĩa và ý nghĩa của định biên và định mức

         Định biên lao động là quá trình tính toán số lượng nhân viên cần có trong một tổ chức để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức trong hiện tại và tương lai.

        Ý nghĩa của việc xác định định biên lao động

Xác định định biên lao động là một phần quan trọng của chiến lược nhân sự của một tổ chức. Đầu tiên, việc tính toán định biên nhân sự giúp đảm bảo doanh nghiệp có đủ số lượng nhân sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Thứ 2, định biện nhân sự giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí liên quan đến nhân sự, bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo, thù lao. Thứ 3, định biên giúp tổ chức dự báo được nhu cầu trong tương lai, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển hợp lý.

 

           2. Những nguyên tắc để xác định định biên lao động

      Với định biên nhân sự không có công thức tính toán cụ thể mà sẽ dựa vào từng trường hợp để áp dụng 1 trong 3 nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc về tỷ lệ tương quan: mối tương quan giữa doanh thu/ sản lượng với số lượng nhân sự; Mối tương quan giữa số lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp; Mỗi tương quan giữa ngân sách lương nhân viên và lương quản lý, số lượng nhân viên và số lượng quản lý,…

- Nguyên tắc về định mức lao động: theo khối lượng công việc/ sản lượng ( dữ liệu từ những năm trước của công ty), Theo chỉ tiêu hệ suất, Theo đối tượng phục vụ,.. 

- Nguyên tắc về tần suất và thời lượng: Dựa vào vị trí, số lượng và thời gian thực hiện nhiệm vụ, thời gian thực hiện kỹ thuật,..

          3. Quy trình 03 bước triển khai định biên hiệu quả

        Bước 1. Định chuẩn danh mục chức danh (vị trí công việc) và mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh của từng vị trí công việc.

Căn cứ định chuẩn: theo cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban.

Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ phổ biến để thực hiện được bước này như: ma trận chức năng, dòng chạy công việc, bảng phân công công việc chi tiết (RACI),...

Việc định chuẩn được danh mục chức danh, mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh là điều kiện nền tảng để xác định được chính xác định biên lao động. Nếu hoạt động này thực hiện không chính xác, kết quả định biên sẽ không đúng.

      Bước 2. Xác định thời gian hao phí lao động của mỗi chức danh trong 01 ngày, 01 tuần, 01 tháng, 01 năm.

Thực hiện điều tra hao phí lao động của mỗi chức danh. Biểu mẫu điều tra doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng và có thể tham khảo mẫu sau:

Để thực hiện điều tra, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát đối với người thực hiện hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia (người có kinh nghiệm và hiểu về công việc trong doanh nghiệp).

          Bước 3. Xác định định biên lao động của mỗi chức danh (vị trí)

Căn cứ vào kết quả xác định hao phí thời gian ở bước 3, kết hợp với tổng thời gian làm việc (giả sử: 8h/1 ngày, 1 tháng là 24 công, nghỉ phép 12 ngày/1 năm, số ngày nghỉ khác áp dụng theo luật,..) để xác định định biên lao động của mỗi vị trí (chức danh) trong doanh nghiệp.

Sau khi xây dựng định biên lao động, doanh nghiệp cần áp dụng thử nghiệm kết quả định biên trong khoảng 01 tháng và cần chỉnh sửa nếu có sự bất cập. 

Kết quả định biên lao động chỉ chính xác được trong một khoảng thời gian nhất định, khi doanh nghiệp có sự thay đổi về khối lượng công việc (thay đổi về doanh thu, sản lượng, quy trình, khoa học, kỹ thuật,...) hoặc khối lượng công việc mỗi vị trí có sự thay đổi thì doanh nghiệp cần tiến hành định biên lại. 

Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc định biên lao động chưa được chính thức triển khai, mà thường được xác định bởi người đứng đầu dựa theo định lượng chủ quan khối lượng công việc mỗi vị trí. Đối với doanh nghiệp lớn, việc định biên được diễn ra định kỳ và kỹ lưỡng. 

 

Tham khảo dự án định biên tại Tổng Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. 

(DOMI)

 

 

 

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • DOMI giới thiệu về sự phát triển của các tổ chức khoa học - công nghệ ngoài công lập ( Đơn vị 81)
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38951
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7939
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao