BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG VIỆC (JOB EVALUATION) VÀ TOP 3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG VIỆC PHỔ BIẾN TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

(Cập nhật: 4/23/2024 11:15:28 AM)

Đánh giá giá trị công việc (hay còn gọi là đánh giá vị trí công việc) là gì ? Vai trò của đánh giá giá trị công việc trong quan trị nhân sự của tổ chức/ doanh nghiệp. Các phương pháp đánh giá giá trị công việc phổ biến hiện nay.

 

 

    1. Đánh giá giá trị công việc là gì? Mục đích chính của việc đánh giá.

Đánh giá giá trị công việc ( hay còn gọi là đánh giá vị trí công việc) là việc xác định một cách có hệ thống giá trị tương đối hay giá trị tuyệt đối của mỗi công việc trong tổ chức.

Mục đích cơ bản của đánh giá giá trị công việc là để loại trừ những sự không công bằng trong trả công tồn tại do những cấu trúc tiền lương không hợp lý.

Đánh giá giá trị công việc khác với đánh giá hiệu quả công việc, có hai hoạt động đánh giá quan trọng trong trả lương của mỗi đơn vị, đó là đánh giá giá trị công việc và đánh giá kết quả thực hiện công việc (đánh giá hiệu quả công việc theo KPI, OKR,...). Đánh giá giá trị công việc là đánh giá công việc (không đánh giá người thực hiện); Đánh giá hiệu quả công việc là đánh giá kết quả công việc do 1 người cụ thể thực hiện công việc đó tạo ra.

Phân biệt Đánh giá giá trị công việc và đánh giá hiệu quả công việc

         2. Top 03 phương pháp đánh giá giá trị công việc

Có nhiều phương pháp đánh giá vị trí công việc đã được xây dựng sử dụng ở các doanh nghiệp khác nhau. Đa phần các hệ thống này bao gồm một trong các phương pháp sau đây hoặc là kết hợp giữa chúng:

  • Phương pháp xếp hạng: so sánh 2 công việc hoặc 1 nhóm các công việc với nhau dựa theo quan điểm chủ quan của doanh nghiệp về mức độ quan trọng hoặc một số tiêu chí so sánh mà doanh nghiệp lựa chọn để xếp hạng. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai nhưng nhược điểm lớn nhất là kết quả đánh giá bị ảnh hưởng nhiều bởi chủ quan của người đánh giá.
  • Phương pháp xếp loại: nhóm các công việc có chung những đặc tính vào với nhau thành một nhóm. Ví dụ, loại công việc văn phòng, nhóm công việc sản xuất,.. Ưu điểm của phương pháp này cũng là đơn giản, doanh nghiệp dễ áp dụng được và cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chủ quan người đánh giá, tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là mức độ phân loại các công việc còn chung chung, chưa thể hiện rõ được sự khác biệt tới chi tiết từng vị trí công việc.
  • Phương pháp cho điểm: công việc được đánh giá thông qua hệ thống các tiêu chí, các tiêu chí được xác định trên các khía cạnh của công việc. Mỗi tiêu chí, có các mức độ yêu cầu khác nhau tương ứng với mức điểm khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tính khách quan và đánh giá chi tiết tới từng vị trí công việc, tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là doanh nghiệp mất nhiều thời gian, nhân sự và tài chính. Doanh nghiệp tham khảo phần mềm đánh giá online:

Đối với 2 phương pháp đầu tiên, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể áp dụng được, nhưng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần sử dụng phương pháp thứ 3 (phương pháp cho điểm) và cần nhờ tới việc đánh giá của bên thứ 3.

Một số doanh nghiệp/ tổ chức đã áp dụng phương pháp cho điểm trong đánh giá giá trị công việc:

Công ty Cổ phần Thanh Toán Quốc Gia Việt Nam Việt Nam (NAPAS) ứng dụng Kết quả đánh giá giá trị công việc cho việc xây dựng cấp bậc nội bộ và hệ thống trả lương năm 2023 

 

Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố Hà Nội ứng dụng kết quả đánh giá giá trị công việc cho việc xây dựng hệ thống thang bảng lương theo vị trí công việc (vị trí việc làm) năm 2018 

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị ứng dụng kết quả đánh giá giá trị công việc trong việc xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động năm 2015 

Ngoài các doanh nghiệp kể trên, đã có hàng trăm doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước và tư nhân áp dụng đánh giá giá trị công việc trong hoạt động quản trị nhân sự và đã nhận được kết quả tích cực. 

     3.Quy trình đánh giá giá trị công việc tiêu chuẩn. 

Quy trình đánh giá giá trị công việc cần trải qua 06 bước sau: 

Quy trình đánh giá giá trị công việc

Lưu ý,

Tại bước 5, việc áp dụng phương pháp đánh giá nào phụ thuộc vào thực tế của mỗi doanh nghiệp căn cứ theo những phân tích tại Mục 2 của bài viết này, tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì doanh nghiệp cũng cần xác định tiêu chí để so sánh, phân loại hay chấm điểm.

Sau bước thứ 6, doanh nghiệp căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp để áp dụng kết quả đánh giá giá trị công việc vào trả lương, xây dựng khung năng lực, thiết kế chương trình đào tạo,...

                                                                                                                                                                                                                        (DOMI) 

 

 

 

(DOMI)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao