ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG ỔN ĐỊNH LÀ GÌ ? TOÀN BỘ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG ỔN ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Cập nhật: 5/14/2025 9:35:38 AM)
Một trong những thay đổi lớn nhất trong Nghị định 44 và Thông tư 003 là việc bổ sung thêm một phương pháp tính quỹ tiền lương theo đơn giá ổn định. Đơn giá ổn định với cách tính mới, đơn giá ổn định được xác định dựa theo lịch sử quỹ tiền lương, năng suất lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước. Doanh nghiệp áp dụng đơn giá ổn định theo giai đoạn từ 2 đến 5 năm. Để được áp dụng đơn giá ổn định, doanh nghiệp cần có thời gian hoạt động ít nhất bằng số năm doanh nghiệp sẽ áp dụng đơn giá ổn định.
Mục lục
- 1. Tổng quan chung về đơn giá tiền lương ổn định theo NĐ 44 và TT 003
- 2. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện hàng năm theo đơn giá tiền lương ổn định
1. Tổng quan chung về đơn giá tiền lương ổn định theo NĐ 44 và TT 003
- Khái niệm: Đơn giá tiền lương ổn định được doanh nghiệp lựa chọn áp dụng theo giai đoạn (tính theo năm tài chính) tối thiểu 02 năm, tối đa 05 năm (theo khoản 1, Điều 12 NĐ 44)
- Điều kiện áp dụng: doanh nghiệp hoạt động ít nhất bằng số năm áp dụng đơn giá tiền lương ổn định. Ví dụ, doanh nghiệp muốn áp dụng đơn giá tiền lương trong 05 năm thì doanh nghiệp cần có thời gian hoạt động ít nhất là 05 năm trước khi bắt đầu áp dụng đơn gián tiền lương ổn định (theo khoản 2, Điều 7 NĐ 44)
- Cách xác định: Đơn giá tiền lương ổn định áp dụng trong kỳ bằng Tổng quỹ tiền lương thực hiện (bao gồm cả thưởng an toàn nếu có) của NLĐ và BĐH trong những năm trước chia cho Tổng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh (do doanh nghiệp lựa chọn chỉ tiêu) trong những năm trước đó. Công thức và ví dụ như trong ảnh.
- Lưu ý quan trọng:
- Trước khi áp dụng đơn giá tiền lương ổn định, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu (khoản 3 Điều 8 NĐ 44)
- Doanh nghiệp phải áp dụng suốt đơn giá tiền lương ổn định trong giai đoạn áp dụng. Chỉ được thay đổi khi có sự thay đổi của yếu tố khách quan như quy định Nhà nước dẫn tới sự thay đổi trong cách tính đơn giá tiền lương ổn định hoặc doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy mà ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Khoản 3, Điều 8 – NĐ 44).
2. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện hàng năm theo đơn giá tiền lương ổn định
a.Quỹ tiền lương kế hoạch.
Xác định đầu năm, để làm căn cứ chi trả tiền lương hàng tháng cho NLĐ và BĐH.
Quỹ tiền lương kế hoạch được tính theo đơn giá và kế hoạch chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, theo công thức sau:
QTLKH = ĐG x TCTĐGKH
Trong đó:
QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch kế hoạch
ĐG: Đơn giá tiền lương áp dụng trong giai đoạn
TCTĐGKH: Kế hoạch Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn để tính đơn giá thực hiện trong giai đoạn (Ví dụ như doanh thu, lợi nhuận,..)
b.Quỹ tiền lương thực hiện:
Một số khái niệm cần quan tâm:
(1). Có 2 khái niệm về quỹ tiền lương, đó là quỹ tiền lương đơn giá và quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương đơn giá được xác định vào cuối năm. Quỹ tiền lương đơn giá được sử dụng để xác định Quỹ tiền lương thực hiện. Quỹ tiền lương đơn giá xác định theo kết quả sản xuất kinh trong năm và đơn giá, theo công thức:
QTLĐG = ĐG x TCTĐGTH
Trong đó:
QTLĐG : Quỹ tiền lương đơn giá
ĐG: Đơn giá tiền lương áp dụng trong giai đoạn
TCTĐGTH: Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp lựa chọn tính đơn giá thực hiện hàng năm (Ví dụ như doanh thu, lợi nhuận,..)
Quỹ tiền lương thực hiện được xác định dựa theo quỹ tiền lương đơn giá, năng suất lao động và lợi nhuận, chi tiết quy định tại Điều 12 của TT003.
(2). Mức tiền lương bình quân đơn giá, Tiền lương bình quân các năm trước, Năng suất lao động thực hiện, Năng suất lao động bình quân (Công thức tính được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục của TT 003).
Mức tiền lương bình quân đơn giá (MTLBQĐG) , được xác định là Quỹ tiền lương đơn giá chia cho số lao động bình quân sử dụng trong năm và chia cho tổng số tháng.
Tiền lương bình quân các năm trước (MTLBQCNT) , được xác định là Tổng quỹ lương của các năm trước (Chính là tổng quỹ lương dùng để xác định đơn giá ổn định) chia Tổng số lao động bình quân các năm trước và chia cho số tháng hoạt động bình quân trong năm của các năm trước.
Năng suất lao động thực hiện (Wth) , chính là năng suất lao động của năm cần xác định quỹ lương thực hiện. Năng suất lao động được tính bằng Tổng giá trị chi tiêu tính năng suất lao động chia cho Tổng số lao động bình quân trong năm. Lưu ý, Chỉ tiêu năng suất lao động doanh nghiệp được tuỳ chọn, không nhất thiết phải lấy trùng với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá ổn định.
Năng suất lao động bình quân (Wbq) , được xác định bằng Tổng giá trị chỉ tiêu năng suất lao động của các năm trước chia cho tổng số lao động bình quân sử dụng trong năm của các năm trước.
Lợi nhuận thực hiện (LNth) , là lợi nhuận (trước thuế) của năm cần xác định quỹ lương thực hiện. Lợi nhuận bình quân (LNbq) là bình quân lợi nhuận (trước thuế) của các năm trước.
Cách xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại Điều 12 TT 003.
Quỹ tiền lương thực hiện tính theo phương pháp đơn giá ổn định có 3 trường hợp:
(1). Trường hợp 1. Doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện không thấp hơn lợi nhuận bình quân các năm trước, thì quỹ tiền lương thực hiện được điều chỉnh theo năng suất lao động như sau:
- Nếu mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân đơn giá so tiền lương bình quân các năm trước, bằng hoặc thấp hơn, mức tăng theo tỷ lệ (theo tỷ lệ %) năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân các năm trước, thì quỹ tiền lương thực hiện tối đa bằng quỹ tiền lương đơn giá.
- Nếu ngược lại điều trên (mức tăng tiền lương cao hơn mức tăng năng suất) thì quỹ tiền lương thực hiện tối đa được xác định theo quỹ tiền lương đơn giá sau khi giảm trừ, bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân đơn giá so với tiền lương bình quân của các năm trước không vượt quá mức tăng của năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân các năm trước. Tức là, Quỹ tiền lương đơn giá sẽ tính giảm trừ theo mức tiền lương bình quân đơn giá. Theo đó, mức tiền lương bình quân đơn giá tối đa được tính bằng tiền lương bình quân các năm trước nhân với tỷ lệ tăng của năng suất lao động thực hiện so với năng suất lao động bình quân các năm trước. Ví dụ, nếu năng suất thực hiện cao hơn năng suất bình quân 5%, thì mức tiền lương bình quân đơn giá được xác định bằng 105% của tiền lương bình quân các năm trước.
(2). Trường hợp 2. Nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận bình quân, thì quỹ tiền lương thực hiện sau khi được tính tại trường hợp 1, sẽ được tính tăng thêm, theo nguyên tắc, cứ vượt 1% lợi nhuận, thì quỹ tiền lương thực hiện được tăng thêm 2%, tuy nhiên, không được tăng quá 20% lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch và không vượt quá 2 tháng tiền lương bình quân tính bằng quỹ tiền lương thực hiện được tính tại trường họp 1.
(3). Trường hợp 3, lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân. Doanh nghiệp vẫn xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đúng trường hợp 1, sau đó sẽ tính giảm trừ quỹ tiền lương thực hiện theo lợi nhuận. Nguyên tắc giảm trừ: Giảm quỹ tiền lương thực hiện theo tỷ lệ % hoặc theo giá trị tuyệt đối của phần lợi nhuận thực hiện thấp hơn so với lợi nhuận bình quân, những quỹ lương thực hiện không thấp hơn so với quỹ tiền lương theo mức tiền lương chế độ. Ví dụ, lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân 3% thì quỹ tiền lương thực hiện sau khi tính điều chỉnh theo năng suất lao động như trường hợp 1, sẽ tính giảm thêm 3% hoặc tính giảm theo giá trị tuyệt đối của 3%.
Mọi thông tin cần trao đổi, tư vấn và đào tạo về NĐ 44, TT 003, tư vấn xây dựng thang bảng lương và quy chế trả lương theo NĐ 44 và TT003 vui lòng liên hệ:
BAN TƯ VẤN - VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC (DOMI)
Hotline: 0981 126 755 Website: domi.org.vn
Điện thoại: 0246253 4040 Email: info@domi.org.vn
Tin tức liên quan
- Tổng quan về Thông tư 003/2025/TT – BNV Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 44/2025/NĐ - CP NGÀY 28/02/2025 VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO VÀ TIỀN THƯỞNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TỪ A ĐẾN Z.
- XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, BAN ĐIỀU HÀNH, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH 44/2025/NĐ - CP VÀ THÔNG TƯ 003/2025/TT - BNV
- NHỮNG THAY ĐỔI TÁC ĐỘNG LỚN TỚI TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO VÀ TIỀN THƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI NGHỊ ĐỊNH 44/2025/NĐ - CP CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 15.04.2025
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với các món ăn vỉa hè tại thành phố Hà Nội
- Đo lường quá trình chọn lựa ngân hàng để thực hiện giao dịch của nhóm khách hàng cá nhân tại Thành phố Hà Nội
- Mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng về chất lượng thông tin thống kê
- AIDET: Mô hình giao tiếp chuẩn trong ngành y
- Một số mẫu KPIs cho bệnh viện và hướng dẫn xây dựng KPI nhân viên y tế đạt chuẩn từ A đến Z
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả