BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Có phải các nhà khoa học Việt không biết nghiên cứu?

(Cập nhật: 8/20/2014 9:07:39 PM)

Nhiều người thường lấy số lượng “rất lớn” các đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D), đặt bên cạnh số lượng “ít ỏi” các bằng sáng chế rồi vội vàng kết luận rằng các nhà khoa học của Việt Nam chẳng biết nghiên cứu là gì.

Thực tế không hẳn như vậy.

Người Việt thường hay nhìn vào con số để suy đoán và kết luận. Vậy, hãy xem những con số có thể cho ta biết những gì.

Việt Nam có bao nhiêu người làm R&D?

Câu hỏi đầu tiên cần trả lời là, Việt Nam có bao nhiêu người đang thực sự làm công việc R&D?

nhà khoa học, nghiên cứu và phát triển, R&D, nghiên cứu, kinh phí, nhân lực, GDP, tỉ lệ, so sánh, minh oan, Việt Nam
Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam thực sự còn yếu kém.

Đúng là theo thống kê, Việt Nam có khoảng gần 2.000 đơn vị có hoạt động R&D trong đó có khoảng 700 đơn vị trực thuộc các bộ, ngành và hơn 1.000 đơn vị khác thuộc địa phương. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ở bề nổi.

Theo thống kê của Bộ KH&CN, tính đến hết năm 2011, Việt Nam có 134.780 nhân lực làm công tác R&D, chiếm 0,15% dân số (87,84 triệu dân). Trong số này, số lượng cán bộ nghiên cứu chỉ là 105.230 người, còn lại là cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ. Song, đây vẫn là những con số ở bề nổi.

Thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, số cán bộ làm công tác nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các trường đại học, với 52.997 người, chiếm tới hơn 50%.

Theo quy định, các giảng viên tại các trường đại học chỉ dành từ 400-600 giờ (tùy cấp bậc giảng viên) cho hoạt động nghiên cứu trong tổng số 1.760 giờ làm việc mỗi năm. Nghĩa là, các giảng viên đại học chỉ dành từ 22-34% thời gian cho việc nghiên cứu mà thôi.

Với con số này, nếu quy đổi một cách tương đối sang số người  tương đương toàn thời gian (FTE) thì nhân lực hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học chỉ tương đương với 15 ngàn người.

Tuy vậy, đây cũng chỉ là con số lý thuyết khi thời gian xuất hiện tại các lò luyện thi hay tham gia các hoạt động kinh doanh khác của các giảng viên luôn hấp dẫn hơn nhiều so với việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu.

Như vậy, số nhân lực dành cả ngày cho hoạt động R&D tại Việt Nam thực chất chỉ vào khoảng 67.233 người. Trong số đó, số người làm việc tại các viện, trung tâm R&D chỉ khoảng 15 ngàn người.

Còn lại, 15 ngàn người làm việc tại các doanh nghiệp, 30 ngàn người khác làm việc ở các trường đại học, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính và các tổ chức phi lợi nhuận khác.

Con số hơn 67 ngàn nhà nghiên cứu đương nhiên không phải là con số nhỏ. Nhưng hãy làm thử một phép so sánh.

Với 67 ngàn nhà nghiên cứu thì tỉ lệ nhà nghiên cứu trên 1 triệu dân tại Việt Nam vào khoảng 762 người. Còn đây là con số tại các quốc gia mà người ta hay lấy ra so sánh với Việt Nam, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB): Mỹ: 4.650 người (2007), Trung Quốc: 936 người (2011), Hàn Quốc: 5.451 người (2010), Singapore: 6.307 người (2010), Malaysia: 1.643 người (2011)…

Nếu tính ra con số tuyệt đối, vào năm 2007, nước Mỹ có 1,4 triệu nhà nghiên cứu, Trung Quốc có 1,25 triệu nhà nghiên cứu vào năm 2011 và vào năm 2010 Hàn Quốc có 265.809 nhà nghiên cứu, cao gấp 4 lần so với Việt Nam.

Đó là mới nói tới các nhà nghiên cứu, con số cán bộ kỹ thuật (technicians) tại Việt Nam còn thê thảm hơn.

Theo thống kế của Bộ KHCN, năm 2011, Việt Nam có khoảng 9.781 người. Suy ra, tỉ lệ số cán bộ kỹ thuật trên 1 triệu dân vào khoảng 111 người/1 triệu dân. Còn đây là con số tại các quốc gia khác: Hàn Quốc: 981 người/1 triệu dân (2010), Malaysia: 158 người/1 triệu dân…

Như vậy, có thể thấy rằng, số người làm công việc nghiên cứu và kỹ thuật tại Việt Nam là cực kỳ ít ỏi so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam chi bao nhiêu cho R&D?

Giờ, chúng ta sẽ nói về số tiền mà Việt Nam đang chi dùng cho hoạt động R&D.

Người ta thường nói về việc Mỹ hay Trung Quốc chi rất nhiều tiền cho hoạt động R&D song lại không biết, Việt Nam đang dùng bao nhiêu tiền cho hoạt động này.

nhà khoa học, nghiên cứu và phát triển, R&D, nghiên cứu, kinh phí, nhân lực, GDP, tỉ lệ, so sánh, minh oan, Việt Nam
Số tiền Việt Nam chi cho hoạt động R&D hàng năm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Theo thống kê của Bộ KHCN, năm 2011, tổng chi quốc gia cho hoạt động R&D của Việt Nam (GERD) là 5.293 tỷ VND (tương đương 0,25 tỷ USD). Như vậy, tỉ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP của Việt Nam khoảng 0,21%.

Hãy thử đặt con số này bên cạnh các quốc gia khác. GERD của Mỹ năm 2011 là 2,77%, cao gấp 13 lần Việt Nam. Tính ra con số thực tế, số tiền mà Mỹ đầu tư cho hoạt động R&D vào khoảng 450 tỷ USD, cao hơn Việt Nam 1.785 lần.

Bạn nghĩ rằng, Hoa Kỳ là quốc gia phát triển, chuyện hơn Việt Nam là đương nhiên? Chúng ta hãy thử so sánh với anh bạn láng giềng Trung Quốc.

GERD của Trung Quốc năm 2011 là 1,84%, cao gấp 8,7 lần so với Việt Nam. Tính theo con số thực tế, số tiền mà Trung Quốc đầu tư cho hoạt động R&D vào khoảng 250 tỷ USD, cao gấp 992 lần so với Việt Nam.

Không nói chuyện với những nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, chúng ta so với các quốc gia nhỏ hơn vậy. GERD của Hàn Quốc vào năm 2010 là 3,74%, tương đương khoảng 33,7 tỷ USD, gấp 133 lần so với Việt Nam. GERD của Malaysia vào năm 2011 là 1,07%, tương đương 2,65 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với Việt Nam.

Một điểm cũng đáng lưu ý là nguồn tiền cho hoạt động R&D ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do nhà nước tài trợ, chiếm 64%, các doanh nghiệp chỉ chiếm 28% trong tổng chi. Trong khi đó, nguồn tiền cho hoạt động R&D tại các quốc gia khác, nhất là các quốc gia phát triển chủ yếu đến từ doanh nghiệp.

Chúng ta lại làm một phép so sánh. Tỉ lệ cấp tài chính cho hoạt động R&D tại Trung Quốc vào năm 2011 là 77,3% từ doanh nghiệp còn chính phủ chỉ chiếm 24,26%. Tại Hàn Quốc, vào năm 2010, 71,8% nguồn tiền cho R&D đến từ doanh nghiệp, chính phủ chỉ chiếm 26,75%.

Khi R&D vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách và khi nó vẫn được coi là hoạt động “đã có Đảng và Nhà nước lo” thì lẽ đương nhiên, R&D tại Việt Nam có muốn phát triển cũng sẽ rất khó.

Vì sao Việt Nam lại ít bằng sáng chế?

Cuối cùng, chúng ta nói tới số lượng bằng sáng chế (Patent Cooperation Treaty - PCT) ít ỏi của Việt Nam được đăng ký với thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO).

Trước hết, hãy xem mỗi người dân và nhà nghiên cứu tại Việt Nam được chi bao nhiêu cho hoạt động R&D mỗi năm.

nhà khoa học, nghiên cứu và phát triển, R&D, nghiên cứu, kinh phí, nhân lực, GDP, tỉ lệ, so sánh, minh oan, Việt Nam
Bình quân kinh phí R&D trên đầu cán bộ nghiên cứu của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

Theo Bộ KHCN, GERD của Việt Nam trên đầu người năm 2011 khoảng 7 USD ppp (USD theo sức mua tương đương, con số thực tế thấp hơn nhiều) chưa bằng 1/2 so với Thái Lan (16,53 USD) và chỉ bằng 1/10 của Malaysia năm 2006 (78,63 USD) và chỉ bằng 1/20 so với Singapore năm 2009 (1.324 USD).

Nhiều người sẽ nói rằng, nước ta đông dân mà ngân sách cho nghiên cứu thì ít, đương nhiên, bình quân trên đầu dân sẽ thấp. Tuy nhiên, con số chi hoạt động R&D trên đầu cán bộ nghiên cứu cũng không khá hơn.

Theo con số của Bộ KHCN, kinh phí nghiên cứu trung bình cho một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam vào khoảng 50 triệu/năm (khoảng 2.358 USD). Trong khi đó, ở quốc gia ngay cạnh chúng ta, Malaysia, trung bình, mỗi nhà nghiên cứu được đầu tư 57,6 ngàn USD/năm, cao gấp 24 lần so với Việt Nam.

Con số này càng cách biệt khi chúng ta so sánh với Singapore. Vào năm 2010, Singapore chi 2,09% GPD cho hoạt động R&D, khoảng 4 tỷ USD. Như vậy, trung bình, mỗi nhà nghiên cứu của Singapore nhận được 126 ngàn USD/năm, cao gấp 53 lần so với Việt Nam.

Điểm đáng nói là, theo thông báo chính thức của WIPO, để có thể đăng ký PCT quốc tế, chủ nhân của các bằng sáng chế phải đóng một khoản phí tương đương 2 ngàn USD, gần bằng toàn bộ số kinh phí được cấp cho hoạt động R&D trong vòng 1 năm của cán bộ nghiên cứu.

Người xưa từng nói: “Có thực mới vực được đạo”, với nguồn kinh phí như vậy thì thật khó để đòi hỏi các nhà nghiên cứu chạy đua đăng ký những bằng sáng chế quốc tế để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được.

Tạm kết

Những điều bất thường luôn là miếng bánh hấp dẫn với truyền thông. Do vậy, chẳng có gì là lạ khi việc một người nông dân chế tạo máy gặt lúa được báo chí quan tâm nhiều hơn là một nhà khoa học Việt Nam xuất khẩu được một dây chuyền sản xuất sang Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu như từ đó mà kết luận rằng, các nhà khoa học Việt chỉ biết "uống trà và tán phét" thì e là có phần hơi vội vàng.

Đã đành, hoạt động R&D tại Việt Nam còn rất yếu kém, không chỉ so với các quốc gia phát triển trên thế giới mà ngay cả với các quốc gia láng giềng. Song, trước khi đặt câu hỏi về khả năng nghiên cứu của các đơn vị R&D, cũng cần đặt câu hỏi nghiêm túc về nhận thức của doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước cũng như truyền thông về vai trò của R&D tại một quốc gia như Việt Nam.

(vietnamnet)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • DOMI giới thiệu về sự phát triển của các tổ chức khoa học - công nghệ ngoài công lập ( Đơn vị 81)
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao