Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh trong và ngoài DN, các nhà lãnh đạo, quản trị hiện nay cho rằng cần phải đổi mới tư duy trong quá trình lãnh đạo, quản trị, trọng tâm trong các quan điểm đó là hoạt động và hiệu quả trong lãnh đạo, quản trị gắn liền với mối quan hệ với con người và thời gian.
4 - Lý thuyết lãnh đạo, quản trị hiện đại
a - Trường phái tiếp cận theo hệ thống
Trường phái lý thuyết này quan niệm
rằng một tổ chức được coi như một hệ thống trực tiếp thống nhất của các
bộ phận có quan hệ hữu cơ với nhau. Các khái niệm dưới đây được sử dụng
để mô tả các quan hệ của tổ chức trong hoạt động lãnh đạo, quản trị:
- Phân hệ trong lãnh đạo, quản trị: là những bộ phận trong tổ chức liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức thống nhất.
- Cộng lực hay phát huy lợi thế của
hiệp đồng tập thể: là trạng thái trong đó cái chung được coi lớn hơn cái
riêng. Trong một hệ thống tổ chức, cộng lực có nghĩa là các bộ phận tác
động qua lại lẫn nhau trong hoạt động sẽ tạo ra sức mạnh chung được
tăng lên gấp bội và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trong trường
hợp các bộ phận hoạt động độc lập.
b - Khảo hướng ngẫu nhiên
Theo lý luận này, cách thức để đạt
được các mục tiêu của một tổ chức có thể rất khác nhau, điều đó phụ
thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, trong từng môi
trường khác nhau các phương pháp và kỹ thuật lãnh đạo, quản trị khác
nhau, không thể có lý thuyết chung áp dụng trong mọi điều kiện, hòan
cảnh, bởi vì mỗi vấn đề nó là riêng biệt, độc đáo.
c - Khảo hướng quá trình
Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả
về quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh trong và ngoài
DN, các nhà lãnh đạo, quản trị hiện nay cho rằng cần phải đổi mới tư duy
trong quá trình lãnh đạo, quản trị, trọng tâm trong các quan điểm đó là
hoạt động và hiệu quả trong lãnh đạo, quản trị gắn liền với mối quan hệ
với con người và thời gian.
Vấn đề kết hợp năng động nhiều quan
điểm và lý thuyết trong lãnh đạo, quản trị là tất yếu và cần thiết, vì
yếu tố thời gian và quan hệ con người đang gây ra sức ép lớn đối với các
nhà lãnh đạo, quản trị. Trong lãnh đạo, quản trị cần vận dụng linh hoạt
các lý thuyết cần thiết vào trong từng tình huống cụ thể và lãnh đạo,
quản trị luôn luôn gắn với:
- Các yếu tố môi trường kinh doanh.
- Ðạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.
- Vấn đề toàn cầu hóa và lãnh đạo, quản trị.
- Sáng tạo trong kinh doanh.
- Sự khác biệt về văn hóa trong lãnh đạo, quản trị.
- Lãnh đạo, quản trị và trách nhiệm về đồng bộ.
c - Mô hình năng lực
Làm thế nào quản lý doanh nghiệp có
hiệu quả là câu hỏi trăn trở của nhiều ông chủ, bà chủ và giám đốc các
xí nghiệp hiện nay trên thế giới. Hiện nay trên thế giới, các xí nghiệp,
nhất là các xí nghiệp của các nước công nghiệp phát triển, đang sử dụng
phổ biến mô hình quản lý gọi là "mô hình năng lực" được đánh giá là rất
có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển sản xuất, kinh
doanh hậu công nghiệp, ngay từ thập kỷ 80 thế kỷ 20, các xí nghiệp
phương Tây đều nghiên cứu phương thức quản lý xí nghiệp hiện đại, trong
đó có quản lý theo "mô hình năng lực" (Competence mode). Tại Trung Quốc,
những xí nghiệp liên doanh ở vùng Hoa Bắc đã thí điểm thực hiện và hiệu
quả khá tốt, nên ngày càng nhiều xí nghiệp ở các địa phương khác cũng
áp dụng theo.
"Mô hình năng lực" là xem xét khả năng
chủ yếu của lãnh đạo, công nhân viên ở các cương vị công tác khác nhau
cũng như những hành vi tương ứng của họ trong các cương vị này, từ đó
xác định năng lực chủ yếu của họ cũng như mức độ thành thục để hoàn
thành công việc cần thiết theo yêu cầu đã giao cho họ đảm nhiệm.
Mô hình này có nước gọi là "Mô hình tố
chất" hay "Mô hình tin cậy". Xí nghiệp cần phải có khả năng cạnh tranh
cơ bản của mình trên thị trường. Đó chính là cơ sở và nguồn gốc để xí
nghiệp luôn giành được ưu thế trong cạnh tranh. Để thực hiện được khả
năng cạnh tranh chủ yếu thì công nhân viên của xí nghiệp cũng phải có
khả năng cạnh tranh tương ứng. Khả năng chủ yếu này là sự tổng hợp của
những trí thức, kỹ năng, phẩm chất có thể quan sát và nhận biết được với
khả năng tổ chức tạo ra sức cạnh tranh.
Hiện nay phương pháp tương đối phổ
biến để xây dựng mô hình này là "D.I.D", nghĩa là phát hiện - sắp đặt -
giao việc (discover-install-delivery). Trong giai đoạn phát hiện thì
trước tiên phải làm rõ mục tiêu, nghiệp vụ hiện nay đối với công tác
quản lý nguồn nhân lực cũng như khung tổ chức của xí nghiệp, quan niệm
giá trị và văn hoá xí nghiệp. Xí nghiệp cần xác định được chiến lược
nghiệp vụ và ảnh hưởng của chiến lược này đối với hệ thống quản lý nguồn
nhân lực. Từ đó xí nghiệp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo. Khâu
then chốt nhất trong giai đoạn phát hiện là xác định được "dạng năng
lực" thích hợp đối với xí nghiệp, xác định rõ chiến lược và mục tiêu
phát triển của công ty, từ đó xác định điểm cần tập trung năng lực chủ
yếu của công ty vào đó.
Trong giai đoạn sắp đặt phải xác định
rõ khả năng tổng thể, khả năng từng cấp và mô tả chi tiết khả năng các
cấp, soạn thảo ra mô hình khả năng của xí nghiệp. Sau đó đối chiếu, đánh
giá từng điểm với từng cán bộ công nhân để sử dụng, phát huy tốt nhất
khả năng của từng người. Khâu then chốt trong giai đoạn này là xác định
rõ khả năng thực thi, đánh giá những hoạt động có hiệu quả, thể hiện cụ
thể của năng lực chủ yếu về lĩnh vực nào.
Giai đoạn giao việc là gắn kết kế
hoạch đưa ra với công tác quản lý nhân lực của từng người, áp dụng rộng
rãi cho những người quản lý các khâu sản xuất kinh doanh và những người
trực tiếp làm việc trên tuyến một; kịp thời kiểm tra kết quả và rút kinh
nghiệm. Trong giai đoạn này điều quan trọng là phải bồi dưỡng tốt
nghiệp vụ và công tác quản lý cho cán bộ quản lý ở các tuyến sản xuất.
Tìm hiểu tâm lý của nhân viên khi thực hiện và khuyến khích động viên họ
mạnh dạn làm theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Đồng thời ông chủ hoặc
giám đốc công ty phải xem xét hiệu quả thực sự trong quá trình thực
hiện mô hình này.
Hiện nay hầu hết công ty nước ngoài
hoặc công ty liên doanh với nước ngoài ở Trung Quốc đều thực hiện mô
hình này. Nhiều công ty, xí nghiệp của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện,
nhưng gặp phải không ít vấn đề chưa giải quyết ổn thoả, nên vẫn đang
trong thời kỳ thăm dò và thí điểm để rút kinh nghiệm. Qua thí điểm ở
Trung Quốc, các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng đối với những xí nghiệp
kỹ thuật cao hoặc có hàm
lượng kỹ thuật cao thì mô hình này
tương đối thích hợp, còn đối với những xí nghiệp lao động tập trung cao
thì chưa có hiệu qủa rõ rệt.
d - Phương pháp ba kỹ năng
Mặc dầu việc lựa chọn và đào tạo các
nhà quản lý giỏi được đông đảo mọi người thừa nhận là một trong những
vấn đề phức tạp nhất trong kinh doanh, song điều đáng ngạc nhiên là giữa
những người điều hành hoặc các nhà giáo dục có rất ít sự nhất trí về
những tiêu chuẩn của một nhà quản lý giỏi. Các chương trình phát triển
cán bộ điều hành của một số công ty và trường đại học hàng đầu đất nước
phản ánh một sự khác biệt ghê gớm trong các mục tiêu của họ.
Nguồn gốc của sự khác biệt này là ở
chỗ các doanh nghiệp tìm kiếm những đặc điểm hay những thuộc tính sẽ cho
phép xác định một cách khách quan "nhà quản lý lý tưởng", người được
trang bị để xử lý một cách có hiệu quả bất cứ vấn đề nào ở bất cứ tổ
chức nào.
"Giả thiết cho rằng có một kiểu nhà
quản lý đang được công nhận rộng rãi, cho dù dưới dạng công khai hay
ngấm ngầm. Cho đến nay, bất cứ nhà quản lý nào có lẽ đều biết rằng một
công ty thì cần đến tất cả loại cán bộ quản lý cho các cấp công việc
khác nhau. Những phẩm chất cần thiết cho một giám sát viên ở cửa hàng có
lẽ hoàn toàn trái ngược với những phẩm chất cần cho một phó giám đốc
phụ trách sản xuất.
Đến nay, cuộc săn lùng hình mẫu nhà
quản lý đã trở nên sôi nổi đến mức nhiều công ty, trong lúc tập trung
vào những tính cách hay những phẩm chất đặc biệt nhất định, có nguy cơ
đánh mất tầm nhìn về mối quan tâm thực sự của họ: Một con người có thể
thực hiện được những gì?.
Các nội dung dưới đây đề xuất một
phương pháp có thể hữu dụng hơn trong việc lựa chọn và phát triển các
nhà quản lý. Phương pháp này không phải dựa trên cách đánh giá người
quản lý giỏi là người như thế nào (những đặc điểm nổi bật và tính cách
bẩm sinh của anh ta), mà dựa trên cách đánh giá những cái họ làm (các
loại kỹ năng họ phô diễn khi tiến hành công việc của họ một cách có hiệu
quả). Kỹ năng, trong nghĩa sử dụng ở đây, chỉ ra những khả năng có thể
phát triển, không nhất thiết là khả năng bẩm sinh, và
những gì được biểu lộ ra trong khi
thực hiện công việc, không chỉ đơn thuần là tiềm năng. Vậy nên tiêu
chuẩn có tính nguyên tắc của kỹ năng cao phải là hành động có hiệu quả
trong những điều kiện khác nhau.
Phương pháp này giả thiết rằng hoạt
động quản lý có hiệu quả thường dựa trên ba kỹ năng cơ bản có khả năng
phát triển. Những kỹ năng này loại bỏ nhu cầu xác định những đặc điểm
đặc biệt và có thể đem lại một cách nhìn và cách hiểu hữu dụng hơn về
quá trình quản lý. Phương pháp này là kết quả tự nhiên của sự quan sát
mắt thấy tai nghe quá trình làm việc của các nhà quản lý, kết hợp với
việc xem xét những nghiên cứu thực nghiệm thời gian vừa qua trong ngành
quản lý.
Phương pháp ba kỹ năng giả định rằng, nhà quản lý là người:
- Định hướng các hoạt động của những người khác
- chịu trách nhiệm đạt những mục tiêu nhất định thông qua những cố gắng đó.
Trong định nghĩa này, nhà quản lý
thành đạt dựa trên ba kỹ năng cơ bản, mà chúng ta sẽ gọi là kỹ thuật,
con người và nhận thức. Sẽ là không thực tiễn nếu khẳng định rằng những
kỹ năng này không có liên quan lẫn nhau, tuy nhiên, việc xem xét tách
rời từng kỹ năng và phát triển chúng một cách độc lập vẫn có thể có giá
trị thực tiễn.
Hoạt động quản lý hiệu quả phụ thuộc vào ba chức năng cá nhân cơ bản, được gọi là:
+ kỹ năng kỹ thuật,
+ kỹ năng con người và
+ kỹ năng nhận thức.
Nhà quản lý cần có:
(a) đủ kỹ năng kỹ thuật để hoàn thành phần cơ học của công việc riêng biệt mà ông ta chịu trách nhiệm;
(b) đủ kỹ năng con người trong công tác với những người khác để làm một thành viên tích cực của nhóm
và để có khả năng phát triển những cố gắng hợp tác trong đội hình mà ông ta lãnh đạo;
(c) đủ kỹ năng nhận thức để nhận biết
những mối liên quan lẫn nhau giữa những yếu tố khác nhau tham gia vào
tình huống của ông ta, kỹ năng sẽ đưa ông ta tới những hành động chắc
chắn đem lại tối đa hiệu quả cho toàn bộ tổ chức.
Tầm quan trọng tương đối của ba kỹ
năng này theo cấp trách nhiệm điều hành. Tại những cấp thấp hơn, kỹ năng
kỹ thuật và kỹ năng con người là những yếu tố cần thiết nhất. Tại những
cấp cao hơn, tính hiệu quả của hoạt động điều hành phần lớn phụ thuộc
vào kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức. ở cấp cao nhất, kỹ năng nhận
thức trở thành yếu tố quan trọng nhất trong tất cả những hoạt động quản
lý thành công.
Phương pháp ba kỹ năng này nhấn mạnh
rằng những nhà quản lý giỏi không nhất thiết phải là bẩm sinh; họ có thể
được phát triển mà thành. Nó vượt qua sự cần thiết phải xác định những
điểm đặc thù bằng cách cố gắng đưa ra một phương pháp xem xét quá trình
điều hành một cách hữu ích hơn. Bằng cách giúp cho người ta xác định
được những kỹ năng cần thiết nhất tại những cấp trách nhiệm khác nhau,
nó có thể tự chứng minh là hữu ích cho việc lựa chọn, đào tạo và đề bạt
các cán bộ điều hành.
Kỹ năng kỹ thuật
Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng kỹ
thuật bao hàm sự hiểu biết và sự thành thạo về một loại hình hoạt động
đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp,
các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật.
Chúng ta có thể mường tượng tương đối
dễ dàng những kỹ năng kỹ thuật của nhà phẫu thuật, nhạc sĩ, nhân viên kế
toán hay kỹ sư khi mỗi người trong số họ thực hiện những chức năng
riêng biệt của họ. Kỹ năng kỹ thuật đòi hỏi kiến thức chuyên môn, khả
năng phân tích trong chuyên môn đó và sự thành thạo, dễ dàng trong việc
sử dụng các công cụ và kỹ thuật của chuyên ngành đặc biệt đó.
Trong số ba kỹ năng nói trên, kỹ năng
kỹ thuật có lẽ là cái quen thuộc nhất bởi vì nó cụ thể nhất, số người
đòi hỏi là đông nhất. Hầu hết các chương trình hướng nghiệp và đào tạo
vừa học vừa làm chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ năng kỹ thuật
chuyên môn này.
Kỹ năng con người [/I]
Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng con
người là khả năng của người quản lý trong việc lao động một cách có hiệu
quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác
trong nhóm mà ông ta lãnh đạo. Trong khi kỹ năng kỹ thuật trước hết đề
cập đến chuyện làm việc với "các đồ vật" (các chu trình hay các đối
tượng vật chất) thì kỹ năng con người trước hết đề cập đến chuyện làm
việc với mọi người. Kỹ năng này được phổ diễn trong cái cách một cá nhân
nhận thức (và thừa nhận cách nhận thức về) các cấp trên của anh ta,
nhận thức những người ngang cấp với anh ta và những người cấp dưới của
anh ta, cũng như trong cái cách anh ta hành động sau đó.
Người có kỹ năng con người phát triển
cao là người nhận thức được những thái độ, giả thiết và niềm tin của
chính mình đối với các cá nhân khác hay đối với các nhóm; anh ta có khả
năng thấy được tính hữu ích và những hạn chế của các cảm giác này. Bằng
cách chấp nhận sự tồn tại của những quan điểm, những nhận thức và những
niềm tin khác với những quan điểm, nhận thức và niềm tin của chính mình,
anh ta có kỹ năng hiểu được cái mà những người khác thực sự muốn nói
qua từ ngữ và hành vi của họ. Anh ta cũng có kỹ
năng thành thạo như thế trong việc
bằng hành vi của mình, truyền đạt cho những người khác điều mà anh ta
muốn nói đến, trong những ngữ cảnh của những người kia.
Người như vậy thường cố gắng tạo ra
một bầu không khí tán thành và đảm bảo, trong đó những người dưới quyền
cảm thấy tự do trong việc tự biểu lộ bản thân mà không sợ bị khiển trách
hoặc chế nhạo, bằng cách khuyến khích họ tham gia vào việc lập kế hoạch
và tiến hành những công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Anh có đủ
nhậy cảm đối với những nhu cầu và động cơ của những người khác trong tổ
chức đến mức anh ta có thể đánh giá những phản ứng có thể đối với, và
những hậu quả của những cách hành động khác nhau mà anh ta có thể làm.
Với sự nhạy cảm như vậy, anh ta có khả năng và mong muốn hành động theo
cách nào có tính đến được những nhận thức đó của những người khác.
Kỹ năng thực tế trong công tác với
những người khác phải trở thành một hoạt động tự nhiên, liên tục, vì
rằng nó đòi hỏi tính nhạy cảm không chỉ ở thời điểm ra quyết định mà còn
cả trong hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân. Kỹ năng con người không
thể là "một thứ đôi khi thỉnh thoảng". Các phương pháp kỹ thuật không
thể áp dụng một cách tùy tiện, cũng như những đặc điểm nhân cách không
thế đặt vào và láy đi như một chiếc áo khoác. Vì rằng tất cả những gì mà
một nhà quản lý làm và nói (hoặc bỏ qua không nói
và không làm) đều có ảnh hưởng đến
những người cộng tác với anh ta nên cái tâm thực của bản thân anh ta sớm
hay muộn cũng sẽ lộ rõ. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả, kỹ năng này
phải được phát triển một cách tự nhiên và vô ý thức, cũng như phải phù
hợp, phô diễn trong những hành vi cá nhân đó. Nó phải trở thành một bộ
phận cấu thành của toàn bộ bản chất của anh ta.
Vì rằng kỹ năng con người là một bộ
phận có tầm quan trọng sống còn đến như vậy của mỗi công việc nhà quản
lý làm nên dễ mô tả những ví dụ về kỹ năng con người không đáp ứng hơn
là về những trường hợp có kỹ năng cao.
Kỹ năng nhận thức
Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng nhận
thức bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể. Khả năng
này bao gồm việc thừa nhận các tổ chức khác nhau của tổ chức phụ thuộc
lẫn nhau như thế nào, và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh
hưởng đến tất cả những bộ phận khác như thế nào. Khả năng này cũng mở
rộng đến việc hình dung được mối quan hệ giữa một cá thể doanh nghiệp
với tất cả ngành công
nghiệp, với cả cộng đồng, và các lực
lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư cách là một tổng
thể. Thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được những yếu tố nổi
bật trong bất kỳ tình huống nào, người quản lý khi đó sẽ có thể hành
động theo cách nào nâng cao được phúc lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức.
Vì thế sự thành công của bất cứ quyết
định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của những người đưa ra
quyết định và những người chuyển quyết định thành hành động. Chẳng hạn,
khi thực hiện một thay đổi quan trọng trong chính sách tiếp thị thì điều
tối quan trọng là phải tính đến những tác động đối với sản xuất, việc
kiểm tra, tài chính, công tác nghiên cứu và những con người có liên
quan. Và công việc này giữ nguyên tầm quan trọng của nó cho đến tận cấp
cán bộ điều hành cuối cùng, người phải thi hành chính sách mới. Nếu như
mỗi nhà quản lý đều thừa nhận những quan hệ tổng thể và tầm quan trọng
của sự thay đổi thì họ gần như chắc chắn sẽ là người điều hành sự thay
đổi đó có hiệu quả hơn. Và do vậy, cơ hội thành công sẽ tăng lên rất
nhiều.
Không chỉ có việc phối hợp một cách
hiệu quả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp mới phụ thuộc vào kỹ
năng nhận thức của các nhà quản lý mà toàn bộ đường hướng và sắc thái
tương lai của tổ chức cũng tùy thuộc vào đó. Thái độ của người điều hành
cao nhất quyết định sắc thái toàn bộ tính chất phản ứng của tổ chức và
quyết định "nhân cách của công ty", cái phân biệt cách tiến hành kinh
doanh của một doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Những thái độ này
là phản ảnh của kỹ năng nhận thức của nhà quản lý (mà một số người coi
là "khả năng sáng tạo" của anh ta - cái cách mà anh ta nhận thức và phản
ứng lại trước định hướng mà doanh nghiệp cần đi theo, trước các mục
tiêu và chính sách của công ty, và những lợi ích của các cổ đông và các
nhân viên trong công ty).
Vì rằng thành công trên tổng thể của
công ty phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của người điều hành trong việc
hình thành và thực hiện các quyết định chính sách, nên kỹ năng này là
một thành phần không thể tách rời, thành phần làm chức năng phối hợp của
quá trình điều hành và có tầm quan trọng không thể chối cãi trên tổng
thể.
Chúng ta có thể để ý rằng kỹ thuật
nhận thức, với nghĩa hết sức thực tiễn, là hiện thân của sự suy xét cả
những khía cạnh kỹ thuật lẫn những khía cạnh con người của tổ chức. Cho
đến nay, khái niệm kỹ năng, với tư cách là khả năng biến kiến thức thành
hành động, phải giúp cho con người ta phân biệt được ba kỹ năng:
+ thực hiện các hoạt động kỹ thuật (kỹ năng kỹ thuật),
+ hiểu và đào tạo ra động cơ cho các cá nhân và các nhóm (kỹ năng con người) và
+ phối hợp và liên kết tất cả các hoạt động và các lợi ích của tổ chức để phục vụ một mục tiêu chung (kỹ năng nhận thức).
Kỹ năng kỹ thuật là yếu tố tạo ra
nhiều điểm ưu việt của công nghiệp hiện đại. Nó là yếu tố không thể
thiếu của một hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ năng kỹ thuật có tầm
quan trọng lớn nhất là tại những cấp quản Việc phân tách công việc quản
lý hiệu quả thành ba chức năng cơ bản như vậy trước hết có ích cho mục
đích phân tích.
Trên thực tế, những kỹ năng này có liên quan mật thiết với nhau đến mức khó mà xác định được đâu là
điểm một kỹ năng kết thúc và kỹ năng
khác bắt đầu. Tuy nhiên, chỉ vì một lý do các kỹ năng có liên quan lẫn
nhau thì không thể suy ra rằng việc xem xét chúng một cách riêng rẽ,
hoặc xem xét chúng bằng cách thay đổi tầm quan trọng đặt vào chúng, sẽ
không thể đem lại cho chúng ta giá trị nào đó.
Khi chơi golf, hoạt động của tay, cổ
tay, hông, vai, cánh tay và đầu, tất cả đều có liên quan với nhau; nhưng
để có được động tác tốt hơn, việc tập riêng từng bộ phận trong số những
bộ phận này thường là có tác dụng. Cũng vậy, trong những điều kiện chơi
khác nhau, tầm quan trọng tương đối của các bộ phận này đổi khác.
Tương tự như thế, mặc dầu tất cả ba kỹ
năng đều quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng tương đối
của kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức của nhà
quản lý cũng thay đổi tùy theo những cấp trách nhiệm khác nhau.
Khi nhà quản lý tiến dần lên ngày càng
cao hơn so với hoạt động vật chất thực tế thì nhu cầu về kỹ năng kỹ
thuật trở nên ít quan trọng hơn, giả định rằng ông ta có những cán bộ
cấp dưới có kỹ năng và ông ta có thể giúp họ giải quyết những vấn đề
riêng của họ. ở cấp đỉnh cao, kỹ năng kỹ thuật có thể gần như không tồn
tại và nhà quản lý có thể vẫn có khả năng làm việc với hiệu suất cao nếu
như các kỹ năng con nguời và nhận thức của ông ta phát triển cao.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với
"những nhà quản lý chuyên nghiệp" đang trở thành hình mẫu của cộng đồng
các nhà quản lý hiện đại của chúng ta. Những con người này di chuyển hết
sức dễ dàng từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác và không mất
đi một chút tính hiệu quả nào đáng kể. Những kỹ năng con người và nhận
thức của họ có vẻ như đã đền bù lại việc họ không quen thuộc với những
khía cạnh kỹ thuật của công việc mới.
Kỹ năng con người, khả năng làm việc
với những người khác là kỹ năng có tầm quan trọng sống còn đối với hiệu
quả điều hành tại bất cứ cấp nào. Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy
rằng kỹ năng con người có tầm quan trọng tối cao ở cấp đốc công, chỉ ra
rằng chức năng chính của người đốc công với tư cách là nhà quản lý, đó
là duy trì được sự cộng tác của mọi người trong nhóm lao động. Một
nghiên cứu khác khẳng định lại phát hiện này và mở rộng nó sang nhóm cán
bộ quản lý bậc trung, có bổ sung thêm rằng nhà quản lý trước hết cần
phải quan tâm đến việc tạo điều kiện cho sự giao lưu trong tổ chức. Còn
một nghiên cứu nữa, tập trung chủ yếu vào hoạt động quản lý ở cấp cao
nhất lại nhấn mạnh sự cần thiết của tự nhận thức và sự nhạy cảm đối với
những quan hệ con người của các nhà quản lý cấp này. Những khám phá này
có xu hướng chỉ ra rằng kỹ năng con người hết sức quan trọng ở tất cả
các cấp, song cũng chỉ ra sự khác biệt trong tầm quan trọng tương đối ở
các cấp khác nhau.
Kỹ năng con người tỏ ra quan trọng
nhất ở những cấp thấp hơn, nơi mà số lần giao tiếp trực tiếp giữa những
nhà quản lý và những cán bộ dưới quyền là lớn nhất. Càng lên những cấp
quản lý cao hơn, số lượng và tần số những giao tiếp cá nhân đó càng
giảm, và kỹ năng con người cũng trở nên ít cần thiết hơn theo tỷ lệ
thuận, mặc dầu có lẽ không tỷ lệ thuận một cách tuyệt đối. Cùng lúc đó,
kỹ năng nhận thức trở nên ngày càng quan trọng hơn do nhu cầu ra quyết
định chính sách và hành động trên tầm rộng lớn. Kỹ năng
con người xử lý các quan hệ với các cá
nhân khi đó trở thành phụ trợ cho kỹ năng nhận thức hòa nhập các lợi
ích và hoạt động của nhóm thành một tổng thể.
Kỹ năng nhận thức, như đã chỉ ra trong
những phần trên, ngày càng trở nên tối quan trọng tại những vị trí điều
hành có trách nhiệm lớn hơn, nơi mà những tác động của kỹ năng này đạt
mức tối đa và dễ quan sát nhất. Trên thực tế, những phát hiện của các
nghiên cứu thời gian gần đây đưa tới một kết luận là tại cấp quản lý cao
nhất, kỹ năng nhận thức này trở thành khả năng quan trọng nhất trong
tất cả.
Như ông Herman W. Steinkraus, chủ tịch
công ty Bridgeport Brass đã nói: "Một trong những bài học quan trọng
nhất mà tôi đã học được ở công việc này (cương vị chủ tịch) là tầm quan
trọng của việc phối hợp các phòng ban khác nhau thành một đội công tác
có hiệu quả và điểm thứ hai là phải nhận thức được để thay đổi theo thời
gian việc nhấn mạnh tầm quan trọng tương đối của các phòng ban khác
nhau đối với doanh nghiệp".
Vậy là có vẻ như các cấp chịu trách
nhiệm điều hành thấp hơn, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng con người là yêu
cầu có tính nguyên tắc. Lên những cấp cao hơn, kỹ năng kỹ thuật trở nên
tương đối ít quan trọng hơn, trong khi cần thiết phải có kỹ năng nhận
thức tăng lên nhanh chóng. Tại cấp cao nhất của tổ chức, kỹ năng nhận
thức trở thành kỹ năng quan trọng nhất của tất cả các quá trình điều
hành thành công. Một giám đốc điều hành có thể thiếu kỹ năng kỹ thuật
hay kỹ năng con người mà vẫn làm việc có hiệu quả nếu
như ông ta có những người dưới quyền
có khả năng lớn về các hướng này. Tuy nhiên, nếu như kỹ năng nhận thức
của ông ta yếu thì sự thành công của toàn bộ tổ chức có thể bị nguy
hiểm.
Phương pháp ba kỹ năng này chỉ ra rằng
có thể thu được những lợi ích đáng kể từ việc xác định lại các mục tiêu
của các chương trình phát triển cán bộ điều hành, từ việc xem xét lại
cách bố trí các cán bộ điều hành trong các tổ chức và từ việc xem xét
lại các chu trình kiểm tra và lựa chọn các cán bộ điều hành có triển
vọng.