BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

THÔNG TƯ 17/2019/TT-BLĐTBXH VỀ HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG GIÁ, ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN DO BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

(Cập nhật: 5/18/2020 4:22:56 PM)

Thông tư này hướng dẫn việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II và dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do doanh nghiệp thực hiện.

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG GIÁ, ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định s 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II và dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do doanh nghiệp thực hiện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động, người quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công; doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết định giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công và thanh toán kinh phí thực hiện sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 3. Căn cứ xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công

1. Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, định mức chi phí) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, tiền lương và chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

2. Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.

3. Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban kiểm soát; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty.

4. Chi phí khác tính trong chi phí tiền lương, chi phí nhân công gồm: chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động được xác định theo quy định của pháp luật; chi phí ăn ca và chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định pháp luật.

Điều 4. Xác định tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

                 (1)

Trong đó:

1. Vlđ: là tiền lương của từng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

2. n: số chức danh, công việc trong từng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

3. Tlđi: là tổng số ngày công định mức lao động của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, được xác định trên cơ sở hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công và được quy đổi ra ngày công theo khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công và hệ thống định mức lao động do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

4. MLthi: là mức lương theo tháng của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công, được xác định theo công thức sau:

MLthi = (Hcbi + Hpci) x MLcs x (1 + Hđc)        (2)

Trong đó:

a) Hcbi: là hệ số lương cấp bậc công việc của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động theo định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở hệ số lương của từng loại lao động quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Hpci: là hệ số phụ cấp lương của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động, bao gồm: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

c) MLcs: là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.

d) Hđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I; không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II; không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.

Khi xác định MLthi theo công thức (2), đối với chức danh, công việc có MLthi thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.

Điều 5. Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp

Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

                (3)

Trong đó:

1. Vql: là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.

2. m: số vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

3. Tqij: là tổng số ngày công định mức lao động của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

4. TLcbj: là mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty, tính theo tháng của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Xác định tiền lương đối với trường hợp đặc thù

Đối với các sản phẩm, dịch vụ công đặc thù hoặc sản phẩm, dịch vụ công thực hiện trên các địa bàn đòi hỏi tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công cao hơn mức quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định mức cụ thể, thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi quyết định để bảo đảm cân đối chung.

Điều 7. Xác định chi phí khác

1. Chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được tính theo công thức sau:

         (4)

Trong đó:

a) Vlđkhác: là chi phí khác của từng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

b) Tlđi: là tổng số ngày công định mức lao động của chức danh, công việc thứ i trong từng loại lao động được hưởng tiền ăn giữa ca, chế độ khác do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

c) ăci: là tiền ăn giữa ca của vị trí, chức danh lao động thứ i theo quy định pháp luật.

d) CĐki: là các chế độ khác của vị trí, chức danh lao động thứ i (nếu có) theo quy định pháp luật.

đ) BHlđ: là chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động đối với tùng loại lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được xác định theo quy định pháp luật.

2. Chi phí khác của lao động quản lý doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

        (5)

Trong đó:

a) Vqlkhác: là chi phí khác của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

b) Tqlj: là tổng số ngày công định mức lao động của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j được hưởng tiền ăn giữa ca, chế độ khác do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

c) ăcj: là tiền ăn giữa ca của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j theo quy định pháp luật.

d) kj: là các chế độ khác của vị trí, chức danh lao động quản lý doanh nghiệp thứ j (nếu có) theo quy định pháp luật.

đ) BHql: là chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động đối với lao động quản lý doanh nghiệp được xác định theo quy định pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành định mức lao động mới cho phù hợp, làm cơ sở cho việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

b) Quy định, hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể.

c) Tiếp nhận báo cáo của đơn vị thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, đánh giá tình hình thực hiện chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công đã ký hợp đồng thầu hoặc đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và tổng hợp báo cáo theo Biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ công

a) Căn cứ vào quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng sản phẩm, dịch vụ công cụ thể để tính toán, xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở đấu thầu hoặc báo cáo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ.

b) Xác định tiền lương được hưởng, tạm ứng tiền lương theo khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện sản phẩm, dịch vụ công; thực hiện trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của doanh nghiệp.

c) Đánh giá tình hình thực hiện chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo hợp đồng (trường hợp trúng thầu) hoặc theo quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ năm trước liền kề và báo cáo theo Biểu mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2019.

2. Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 6 năm 2019 (thời điểm Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).

4. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đã được giao nhiệm vụ, ký hợp đồng đặt hàng hoặc đấu thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:

a) Sản phẩm, dịch vụ công đã được nghiệm thu, thanh lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không xem xét, điều chỉnh lại chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại Thông tư này.

b) Sản phẩm, dịch vụ công đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thì thực hiện rà soát, điều chỉnh lại chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2019 trở đi theo quy định tại Thông tư này.

5. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công hoặc thành phần công việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ công có tính chất xây dựng cơ bản đang áp dụng các quy định của pháp luật xây dựng thì chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá của sản phẩm dịch vụ công nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng.

6. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước khi thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, theo quy định tại Thông tư này thì quỹ tiền lương thực hiện tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo mức độ hoàn thành khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công đã được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng thầu.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.


Xem chi tiết văn bản tại đây

(DOMI)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • HR Market Trend In Vietnam 2
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38951
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7939
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao