Thiết lập hệ thống KPI cho nhân viên y tế - được và mất!
(Cập nhật: 9/20/2023 11:05:16 AM)
Trong khi các ngành nghề khác hầu như đều đang thiết lập KPI cho các nhân viên thể dễ dàng tính lương thì với các nhân viên y tế thì rất ít được nhắc đến. Các bài viết về KPI cho nhân viên y tế tuyệt nhiên là không có. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng điểm qua một số thông tin liên quan đến KPI cho nhân viên y tế trong bài viết này nhé!
1. Ưu, nhược điểm trong xây dựng KPI
1.1. Ưu điểm
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đã bắt đầu áp dụng chính sách trả lương theo sản phẩm. Nếu như trước đây, trả lương theo ngày công, người nông dân sẽ đi làm đồng theo hợp tác xã, sáng làm tối về, dù chăm chỉ hay lười biếng thì cũng nhận từng đó lương thực.
Việc chia ruộng cho từng hộ dân làm tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng. Lúc này những việc họ làm sẽ thể hiện trên thành quả mà họ nhận được. Họ chăm chỉ, lao động nhiều thì ruộng lúa sẽ trĩu hạt. Đây có thể hiểu như một hình thức áp KPI, họ làm càng nhiều sẽ được hưởng mức lương càng cao.
Hiện nay, ở một số bệnh viện, các bác sĩ cũng được trả lương theo số ca khám bệnh, số ca phẫu thuật, xét nghiệm,... Tất cả đều được quy ra số lượng và mức giá. Các bác sĩ cần cố gắng nhiều hơn trong việc thể hiện trình độ bản thân để thu hút các bệnh nhân lựa chọn thăm khám, chữa bệnh.
Cách trả lương này ở bệnh viện, hầu hết đều cảm thấy hết sức hợp lý. Những người tính lương thì vô cùng nhàn hạ, chỉ cần đếm tổng số ca nhân với giá tiền là có thể ra được số lương thực nhận của các bác sĩ. Còn đối bản thân với các bác sĩ đó, đây là một cách tính vô cùng công bằng, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít.
Đặc biệt, với các hệ thống thông tin sử dụng phần mềm quản lý KPI, có cả những phần mềm quản lý KPI miễn phí thì việc tính toán KPI lại quá đơn giản đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp hay bệnh viện nào.
Với các bệnh nhân cần điều trị trong thời gian dài, bác sĩ sẽ được hưởng mức đãi ngộ từ một bệnh nhân lâu hơn, các bác sĩ cần phải cố gắng nhiều hơn để giữ được sự hài lòng của bệnh nhân. Trong đó có cả sự cố gắng về chuyên môn tới những hành vi giao tiếp, hỏi thăm.
1.2. Nhược điểm
Chúng ta được vô số cái “lợi” khi đặt KPI cho nhân viên y tế. Tuy nhiên về lâu về dài thì việc đặt KPI này không còn đạt được hiệu quả tốt như mong muốn.
Điều những nhà quản lý mong đợi từ việc đặt KPI là gì? Là sự cạnh tranh, cạnh tranh để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phát triển.
Ai ai cũng muốn làm việc ở các chuyên khoa “hot” thì chuyên khoa khác sẽ như thế nào? Vô hình chung, những người học và làm trong lĩnh vực y tế đều muốn được làm việc ở những khoa có đông bệnh nhân để có KPI nhiều, mức lương cao; đúng là chẳng ai có thể muốn một khoa chỉ lác đác một vài người cả. Trước mắt thì không có ảnh hưởng gì lớn cả, nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của bệnh viện, khập khiễng chuyên môn.
Những người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh thì thường sẽ được hưởng nhiều lợi ích nhất, thành ra các bệnh viện thường khó tìm được những người giỏi về làm gây mê, hồi sức, cấp cứu,...
Tiếp đó, vấn đề gì sẽ xảy ra, khi việc cạnh tranh trở thành tranh giành và hờ hững, đùn đẩy trách nhiệm, không phải công việc của tôi, không phải KPI của tôi cần phải thực hiện nên tôi không cần chịu trách nhiệm.
Một bác sĩ giỏi liệu có “giấu giỏi” để hưởng lợi nhiều hơn không? Việc chia sẻ cho người khác, họ cũng làm được như mình, tầm quan trọng của mình sẽ bị sụt giảm, các ca khó trong bệnh viện trước đây chỉ có mình mới giải quyết được thì tự nhiên bị chia cho người kia một nửa, giờ mình phải làm nhiều công việc hơn. Nghĩ đến điều này, liệu có ai dám vì lợi ích chung của toàn bệnh viện và các bệnh nhân mà hy sinh lợi ích cá nhân?
Theo năm tháng, mọi hệ lụy kéo theo là rất nhiều, có lẽ, hẳn trong chúng ta không nghĩ tới những điều này. Lợi thì rất nhiều, nhưng hại thì cũng không ít.
2. Có nên thiết lập KPI cho nhân viên y tế?
Đặt ra KPI và liên tục thúc đẩy KPI như việc yêu cầu người nông dân làm nhiều hơn đi, cuối mùa thu hoạch chắc chắn sẽ được bội thu. Nó thực sự không phù hợp đối với các bệnh viện và phòng khám.
Quản lý và động viên mới là phương pháp hữu hiệu để định hướng cho cho các bệnh viện. Sử dụng tri thức, rèn dũa và phát triển tri thức để kiếm tiền.
Tất cả những cách thức điều phối và quản trị làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tất cả các nhân viên y tế trong bệnh viện đều không phù hợp, gây cản trở cho sự phát triển tương lai. Một cá nhân giỏi trong một bệnh viện thì chỉ là một giọt nước, nhưng nếu tất cả đều giỏi thì sẽ trở thành một đại dương.
3. Đề xuất bổ sung cho việc thiết lập KPI nhân viên y tế
Để nâng cao chất lượng, đánh giá được các nhân viên y tế cần cộng hưởng từ 3 yếu tố sau: Trình độ của từng cá nhân trong bệnh viện (học chuyên sâu, tham gia các cuộc nghiên cứu khoa học). Đồng thời, cùng nhau chia sẻ, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm thông qua các buổi đào tạo, hội thảo, tham gia hội chẩn hay các ca khó. Ngoài ra là nguồn thu nhập từ đánh giá của bệnh nhân.
Các bệnh viện nên đặt ra một số tối đa cho mỗi bác sĩ có thể thực hiện quản lý trong ngày. Điều này tránh gặp tình trạng tập trung quá nhiều vào một vài bác sĩ gây mất cân bằng và ảnh hưởng tới chất lượng của các ca phẫu thuật khi bác sĩ làm việc quá nhiều.
Thay vì phân loại bác sĩ theo bằng cấp để trả lương thì có thể phân loại theo sự đánh giá của các bệnh nhân. Điều này có thể các bạn sẽ cảm thấy thực sự vô lý. Nhưng chất lượng được đánh giá bởi khách hàng chứ không phải được đánh giá bởi giá của sản phẩm đúng không nào? Việc phân loại như thế còn có tác dụng giúp điều chỉnh hành vi, thái độ của các bác sĩ trong giao tiếp, chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn.
Do đó, cần phải gắn lợi ích của từng bác sĩ với lợi ích của toàn bệnh viện và những bệnh nhân, đúng như câu nói “lương y như từ mẫu”, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nghề y.
Đặt ra KPI quả nhiên là không xấu, mục đích cuối cùng của nó là để thiết lập ra hệ thống làm việc hiệu quả, giúp cho người làm việc phải nỗ lực và cải thiện chuyên môn. Đừng để KPI cho nhân viên y tế trở thành hệ thống khoán doanh thu, bạn làm nhiều bạn sẽ được hưởng nhiều. Nó sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng.
Mục đích cuối cùng của một người khi đi làm chắc chắn là tiền. Nhưng muốn có tiền, chúng ta cần phải tạo ra giá trị. Giá trị ở đâu? Giá trị ở việc chúng ta cố gắng, nỗ lực và cống hiến. Chính vì thế, khi làm việc, giá trị chính là yếu tố tiên quyết, chỉ cần các bạn nỗ lực tạo ra giá trị thì chắc chắn sẽ tạo ra kinh tế.
Bài viết này, tác giả không phủ nhận tầm quan trọng của việc đặt KPI cho nhân viên y tế mà mong muốn KPI được sử dụng “đúng liều” để phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của những người nhân viên y tế, không cường điệu năng lực của những người đi trước, kìm hãm sự phát triển của những người đi sau.
KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN “ XÂY DỰNG BSC - KPI CHO BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
(timviec365)
Tin tức liên quan
- Quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Đề xuất một loạt quy định mới về biên chế công chức và vị trí việc làm
- Từ 20/6, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ theo mẫu mới
- Cải cách tiền lương: Cần phải quyết liệt hơn
- Cần công bằng trong tính lương hưu tư nhân và nhà nước
- Lý do cách tính lương hưu nhà nước, tư nhân 'chưa công bằng'
- Công văn gửi các đơn vị về đề xuất nhiệm vụ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội năm 2024
- Đơn vị sự nghiệp được ký hợp đồng lao động theo nhu cầu sử dụng
- Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
- Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm?
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả