Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
(Cập nhật: 2/8/2023 9:57:14 AM)
Nhiều tổ chức khoa học và công nghệ còn gặp khó khăn trong hoạt động, một vài đơn vị vi phạm pháp luật bị đình chỉ hoạt động, giải thể. Các tổ chức ngoài công lập chưa có nguồn tài chính bền vững và lâu dài; khó tiếp cận các đề tài, dự án từ nguồn ngân sách... Thời gian tới, cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ.
Ngày 13/12, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức sự kiện Gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển.
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, năm 2022, các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội đã thực hiện được rất nhiều chương trình, dự án, đề tài, hợp đồng dịch vụ, góp phần vào nỗ lực chung của Liên hiệp Hội. Đặc biệt là những giá trị đóng góp về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tới người dân, nâng cao sức khỏe và đời sống nhân dân, giải pháp ứng dụng KH&CN thích ứng biến đổi khí hậu và các mô hình, giải pháp sáng tạo khác đang được triển khai ở khắp nơi, đến với từng bản làng, từng hộ gia đình.
Chấn chỉnh các tổ chức yếu kém, nâng cao tiêu chuẩn thành lập mới
Báo cáo của VUSTA cho thấy, tính đến ngày 10/12/2022, có 590 đơn vị tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội. Trong năm 2022, Liên hiệp Hội đã thành lập mới 25 đơn vị; giải thể 28 đơn vị không còn đủ điều kiện hoạt động. Đồng thời, tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức và tiến hành rà soát các tổ chức hoạt động yếu kém, không hiệu quả, không đúng tôn chỉ mục đích.
Với mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh cho các nhà khoa học hoạt động, Thường trực lãnh đạo Liên hiệp Hội đã chỉ đạo sửa đổi các quy định về thành lập tổ chức KH&CN theo hướng nâng cao tiêu chuẩn thành lập các tổ chức KH&CN trực thuộc, gắn trách nhiệm của các nhân sự chủ chốt của các viện nghiên cứu vào tạp chí trực thuộc viện, tăng các nội dung về đình chỉ, giải thể tổ chức hoạt động không đúng quy định, vi phạm pháp luật, điều lệ tổ chức với mục tiêu cao nhất là tạo ra một môi trường lành mạnh cho các trí thức, nhà khoa học làm việc, cống hiến.
Theo ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KHCN và môi trường (VUSTA), hiện nay, các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đã có nhiều thay đổi tích cực và có nhiều khuyến khích phát triển các tổ chức KH&CN nói chung.
Đơn cử việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã phần nào thu hút trí thức KH&CN, đặc biệt là các trí thức KH&CN trẻ về hoạt động tại các tổ chức KH&CN ngoài công lập như các tổ chức trực thuộc Liên hiệp Hội vì sẽ không còn nhiều "khoảng cách" giữa tổ chức KH&CN công lập và tổ chức KH&CN ngoài công lập.
Hầu hết các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội có đội ngũ cán bộ quản lý là các nhà khoa học, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng như ứng dụng các kiến thức, tri thức KH&CN.
Tuy nhiên, trong năm 2022, qua các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và của Liên hiệp Hội cho thấy nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc còn thiếu sót trong tổ chức và hoạt động, một vài đơn vị vi phạm pháp luật phải đình chỉ hoạt động, giải thể.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn viện trợ phát triển của các quốc gia và tổ chức quốc tế ngày càng hạn chế, do vậy quá trình tiếp cận nguồn vốn tài trợ ngày càng cạnh tranh, quá trình xây dựng dự án cũng mất nhiều thời gian. Các tổ chức KH&CN ngoài công lập chưa có nguồn tài chính thực sự mang tính bền vững và lâu dài, dẫn đến gặp không ít khó khăn để duy trì nhân lực bền vững.
Ngoài ra, các tổ chức KH&CN còn khó tiếp cận các đề tài, dự án từ nguồn ngân sách KH&CN, với cơ quan quản lý về KH&CN ở cả Trung ương và địa phương vì thủ tục tuyển chọn đòi hỏi đối với nhiều tổ chức rất khó đáp ứng về năng lực thiết bị, về vốn, mặc dù nhiều tổ chức KH&CN tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi...
Trong thời gian tới, VUSTA đề nghị các tổ chức KH&CN trực thuộc tập trung định hướng lại mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển, mô hình tổ chức, kế hoạch nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính, truyền thông và quảng bá hình ảnh của tổ chức...
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Duy trì và tiếp tục mở rộng mối hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, nhất là các tổ chức quốc tế có uy tín để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huy động thêm các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chú trọng hợp tác với các doanh nghiệp để mở rộng phạm vi hoạt động và tăng nguồn lực hoạt động....
(Hoàng Lương - chinhphu.vn)
Tin tức liên quan
- Lương giảng viên đại học thay đổi từ 100 lên 300 triệu đồng/năm?
- Thực hư thông tin lương giảng viên đại học hàng trăm triệu đồng/tháng
- Sau 3 năm tự chủ, lương giảng viên đại học tăng vọt thế nào?
- Mức lương của giảng viên đại học năm 2022
- Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng
- Thông báo 107/LHHVN-KHCNMT về việc một số liên minh của một số tổ chức khoa học và công nghệ
- Công thức tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm
- TIÊU CHUẨN QUỐC GIA: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC - HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TCVN 12290:2018; ISO 30408:2016
- Đề xuất mức đóng bảo hiểm xã hội trên căn cứ lương tối thiểu bằng 70% thu nhập
- Rà soát việc thực hiện lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp
- Tiêu điểm
- Tin đọc nhiều
- Thăm dò ý kiến
- Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
- Các trang tìm kiếm trên internet
- Được người khác giới thiệu
- Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
- Thông tin trên Brochure, namme card
- Từ nguồn thông tin khác
- Xem kết quả