BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Nghịch lý tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn năng suất lao động

(Cập nhật: 6/21/2017 9:35:47 AM)

Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân hàng tháng của lao động làm công hưởng lương giai đoạn 2010 – 2016 là khá nhanh với 12,59%. Tốc độ này cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng GDP và năng suất lao động.

Đây là kết quả báo cáo nghiên cứu Xu hướng phân phối thu nhập và tiền lương ở Việt Nam do Viện Khoa học lao động và xã hội (KHLĐ&XH) công bố. Theo nghiên cứu này, hiện nay đang có sự chênh lệch khá lớn giữa tiền lương tối thiểu ở khu vực thị trường và tiền lương tối thiểu ở khu vực hưởng lương ngân sách (tiền lương cơ sở).

Cũng theo báo cáo này, tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân hàng tháng của lao động làm công hưởng lương giai đoạn 2010 – 2016 là khá nhanh với 12,59%. Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện KHLĐ&XH nhận định, tốc độ này cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng GDP và năng suất lao động, mức tăng này cũng khá cao trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.

Đáng chú ý, đa số các ngành đều có tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động (vật tư kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo…). Những ngành có tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất là kinh doanh bất động sản, hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm xã hội.

Nông nghiệp là ngành có mức lương và tốc độ tăng tiền lương thấp nhất trong các nhóm ngành với 10,9%, dịch vụ là ngành dẫn đầu về mức tiền lương và tốc độ tăng tiền lương với 12,03%. Công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa là 10,64%, trong đó hai ngành sử dụng nhiều lao động là dệt may và da giày có tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa cao hơn cả. Tuy nhiên, mức tiền lương bình quân tháng của lao động trong những ngành này không cao không cao (4,27 triệu đồng), thấp hơn tiền lương bình quân chung cả nước (4,42 triệu đồng).

Theo ông Vinh, những nhóm ngành có mức tiền lương thấp thì có tốc độ tăng tiền lương cao hơn do chịu sự điều chỉnh của tiền lương tối thiểu, các nhóm có tiền lương cao hơn mức tăng tiền lương cũng gắn với năng suất lao động hơn.

Cũng theo báo cáo này, lao động trong doanh nghiệp nhà nước có tốc độ tăng tiền lương bình quân tháng khá nhanh, mức tiền lương ở khối này cũng cao nhất so với các loại hình sở hữu khác với 6,02 triệu đồng (hộ cá thể đạt 3,68 triệu đồng, tư nhân đạt 4,95 triệu đồng,  khu vực FDI đạt 4,56 triệu đồng).

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phân hóa thu nhập của các nhóm dân cư ngày càng tăng, chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và nhóm 20% người nghèo nhất ngày càng nới rộng từ 8,1 lần năm 2002 tăng lên 9,8 lần năm 2014. Tốc độ tăng thu nhập của nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm nghèo, người giàu hưởng lợi nhiều từ tăng trưởng kinh tế, thành quả của tăng trưởng kinh tế được chia sẻ không đều, có lợi hơn cho nhóm giàu, làm tăng chênh lệch giàu nghèo.

TS Nguyễn Hữu Dũng, Nguyên Viện trưởng Viện KHLĐ&XH nhận định, trên bình diện tổng thể với mức tiền lương như hiện nay là không đủ sống kể cả ở khu vực nhà nước và doanh nghiệp. Ông Dũng cho rằng, cùng với cơ chế thị trường thì sức ép về các nhu cầu trong cuộc sống cũng lớn hơn. Do đó, nếu vẫn áp dụng mức lương tối thiểu như trước thì sẽ không còn phù hợp./.

(molisa)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38951
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7939
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao