BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Cơ hội phát triển kỹ năng con người

(Cập nhật: 11/18/2017 10:41:32 AM)

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các công việc truyền thống, có tính chu kỳ sẽ ngày càng mất dần vào tay của robot, trí tuệ nhân tạo... do đó người lao động phải luôn trau dồi các kỹ năng đê có thể cạnh tranh, thích ứng với sự thay đổi của xu thế. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Nguồn nhân lực và Công nghệ cho Kỷ nguyên số tại Việt Nam" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam và Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel tổ chức ngày 14/11 tại Hà Nội.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện đang diễn ra ở châu Mỹ, châu Âu, một phần châu Á và sẽ là điều tất yếu phải xảy ra. Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.

Theo nghiên cứu của ManpowerGroup, hiện nay có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa.Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa phải kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ và ngành tài chính là ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hằng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ và tỷ lệ này lên đến 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác.

Ông Simon Matthews, Tổng giám đốc tại Việt Nam của Tập đoàn ManpowerGroup nhận định, với sự chuyển động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Cuộc cách mạng này mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức với nhân loại. 

Kết quả khảo sát “Thiếu hụt nhân tài 2016-2017” của ManpowerGroup với hơn 42.000 doanh nghiệp trên toàn cầu cho thấy, các loại công việc đòi hỏi tay nghề như: thợ điện, thợ mộc, thợ nề… vẫn được xếp vào loại công việc khó tìm nhân lực nhất trong năm năm liên tiếp. 

Tại Đông Nam Á, gần một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát (46%) cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Trong khi đó ở Việt Nam, nhân sự quản lý cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng, một phần do tình trạng “chảy máu chất xám”.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi trong kỷ nguyên số


Về phía các doanh nghiệp, họ đã sẵn sàng đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân tài theo nhiều cách khác nhau. Theo khảo sát “Thiếu hụt nhân tài 2016-2017”, có đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại, 36% tuyển dụng nguồn nhân lực ngoài chuyên môn, 28% tìm các chiến lược tuyển dụng thay thế chiến lược truyền thống, 27% gia tăng các lợi ích cho người lao động, 26% trả lương cao, 19% khoán việc và 19% thay đổi mô hình làm việc.

Với tỷ lệ lên đến 53% doanh nghiệp chọn cách đào tạo và phát triển nhân lực đang sử dụng, rõ ràng đây là phương pháp hiệu quả nhất. Như vậy, người lao động cần phải có khả năng học hỏi, phải sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới vì khả năng được tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì người lao động đã biết mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt như thế nào. 

Tương lai của việc làm chắc chắn sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng không hề u tối như dự đoán khá phổ biến ngày nay rằng tự động hóa sẽ thay thế con người.

Ông Simon Matthews nhấn mạnh rằng sự sáng tạo, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng ra quyết định, trí tuệ cảm xúc và đàm phán là những kỹ năng giúp khai thác tiềm năng của nguồn lực con người, đồng thời tạo điều kiện cho con người có giá trị hơn robots chứ không bị chúng thay thế. Vì vậy, vấn đề nằm ở kỹ năng của con người, người lao động phải nhận thấy rằng họ cần cải thiện kỹ năng và kiến thức trong nhiều lĩnh vực. 

Ông Đinh Đức Hùng, Kỹ sư trưởng giải pháp SmartCity, Viettel Telecom nhấn mạnh đến 4 vấn đề mà con người cần chuẩn bị và đói phó trong cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: Hạ tầng kết nối, làm chủ công nghệ mới, ứng dụng công nghệ viễn thông trong các ngành nghề và nguồn nhân lực. 

“Vấn đề nguồn nhân lực là điều đáng lo ngại nhất để Việt Nam chuyển dịch theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang có trên 90% triệu dân, trong số đó có nhiều thành phần như công nhân, nông dân, công chức, người làm trong lĩnh vực dịch vụ…”, ông Đinh Đức Hùng nói.

Các chuyên gia cho rằng, để các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể bắt nhịp xu thế và cạnh tranh được với thời đại, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kịp thời về công nghệ và kỹ năng cho người lao động là điều vô cùng cần thiết. 

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho rằng, cần có các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, chú trọng phát triển kỹ năng ngoại ngữ và xây dựng các dự án đào tạo kỹ năng cho lao động nhằm đảm bảo khả năng tìm việc và phát triển bền vững của người lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thay đổi cách tuyển dụng nhân tài, mạnh dạn sử dụng các ứng dụng công nghệ số. Mặt khác, người lao động phải luôn tìm cách thích nghi với sự thay đổi thông qua việc nâng cao, làm mới các kỹ năng của mình…/.

(molisa)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Albert Antoine - Nhân sự trong chuyển đổi số
    • Sử Dụng Tiền Lương Tiền Thưởng Có Hiệu Quả - PGS.TS TRẦN KIM DUNG - phần 3
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Cac chuong trinh dao tao