BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Diễn đàn khoa học: “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW”

(Cập nhật: 11/29/2018 8:55:09 AM)

Ngày 15/11/2018, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức diễn đàn khoa học: “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW”. Tham dự diễn đàn có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Hội ngành toàn quốc và Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố.

 

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ổn định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, công tác quản lý, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mục tiêu của Nghị quyết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Sau khi có Nghị quyết 39, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, số bộ và cơ quan ngang bộ từ nhiệm kỳ khoá XII đến tháng 6/2017 tuy có giảm so với khoá XI nhưng số đầu mối bên trong lại tăng. Cả nước có 42 tổng cục, tăng 2 lần so với 2011; có 826 cục, vụ thuộc tổng cục, tăng 4,7% và 7.280 phòng trong tổng cục, tăng cũng 4,7% so với 2011; có 750 cục, vụ tương đương thuộc bộ, tăng 13,6% và 3.970 phòng trong cục, vụ và tương đương thuộc bộ, tăng 13% so với 2011. Đó là chưa tính Lực lượng vũ trang. Một số liệu khác cho thấy, tỷ lệ cán bộ phục vụ trong các cơ quan Đảng ở Trung ương chiếm 27,2%; ở cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam và các đoàn thể chính trị chiếm 29,85%.

Đến tháng 6/2017 có 20/22 Bộ, ngành gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định đề xuất tăng biên chế (chỉ có 2 Bộ xin giảm biên chế là Bộ Công thương và Bộ Nội vụ); có 11/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không những không tinh giản mà còn sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao. Tổng biên chế cả nước còn tăng lên hơn 11.000 người.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương (tháng 11/2017), sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước không những không giảm mà còn tăng, chủ yếu là viên chức sự nghiệp công lập và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Cũng theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương (tháng 6/2018), vẫn còn tới 9/63 Ban Tổ chức cấp ủy trực thuộc Trung ương chưa có tham mưu, ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kế hoạch 07-KH/TW của Bộ Chính trị về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đánh giá nguyên nhân của kết quả tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa như kỳ vọng, PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh – Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam nêu ra một số nguyên nhân đó là: cách thức quản trị nền hành chính nước ta còn lạc hậu, cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại, cách thức tuyển chọn chưa công bằng, tâm lý thích làm công chức, miệt thị tinh thần kinh doanh vẫn còn mang nặng trong suy nghĩ của nhiều người.

anh1

PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh, phát biểu tham luận.

Đồng tình với ý kiến của PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh, TS. Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam bổ sung thêm nguyên nhân của việc thực hiện Nghị quyết chưa hiệu quả đó là nạn tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước, vai trò của người đứng đầu cơ quan tổ chức sự nghiệp Nhà nước chưa cao. Bên cạnh đó, các văn bản rất nhiều nhưng chồng chéo, chưa tạo cơ chế cho người đứng đầu. Một thực tế khác, Luật Công chức ban hành năm 2008 và Luật Viên chức được ban hành năm 2010 nhưng cho đến nay, 2 luật này vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa tạo sự chuyển biến mạnh trong việc thúc đẩy tinh giản biên chế.

Dưới góc nhìn từ các địa phương, PGS.TS. Đỗ Văn Dung, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Ninh Bình cho rằng, các văn bản pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ. Để có sự chuyển biến, cần có hành động cụ thể từ Trung ương tới các địa phương, không chờ làm thí điểm mô hình mà có thể thực hiện ngay việc cơ cấu lại bộ máy, tổ chức.

Dưới góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Thoan, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lại phản ánh một thực tế tại một số địa phương chưa có nhận thức thấu đáo đã vội vã tiến hành tái cơ cấu bộ máy một cách cơ học trong đó có việc sáp nhập một số hội đặc thù dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bà Thoan cũng đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam nên mạnh dạn đề nghị với Trung ương giao Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai dự án nghiên cứu tổng thể về quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 39.

anh2

Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam phát biểu.

Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều vấn đề khác trong đó có việc những vấn đề liên quan đến quản lý hành chính, các biện pháp và giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết trong đó có việc phải chỉ rõ kết quả của công tác tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ trước và sau khi có Nghị quyết 39.

Anh 4

GS.TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia phát biểu.

Kết luận tại diễn đàn, TS.Phạm Văn Tân khẳng định sẽ tiếp tục triển khai diễn đàn trên báo Đất Việt online cũng như tổ chức các diễn đàn cùng chủ đề vào năm tới. Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến và đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổng hợp, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học trong quá trình sơ kết, tổng kết Nghị quyết.

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ổn định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, công tác quản lý, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mục tiêu của Nghị quyết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.

Sau khi có Nghị quyết 39, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, số bộ và cơ quan ngang bộ từ nhiệm kỳ khoá XII đến tháng 6/2017 tuy có giảm so với khoá XI nhưng số đầu mối bên trong lại tăng. Cả nước có 42 tổng cục, tăng 2 lần so với 2011; có 826 cục, vụ thuộc tổng cục, tăng 4,7% và 7.280 phòng trong tổng cục, tăng cũng 4,7% so với 2011; có 750 cục, vụ tương đương thuộc bộ, tăng 13,6% và 3.970 phòng trong cục, vụ và tương đương thuộc bộ, tăng 13% so với 2011. Đó là chưa tính Lực lượng vũ trang. Một số liệu khác cho thấy, tỷ lệ cán bộ phục vụ trong các cơ quan Đảng ở Trung ương chiếm 27,2%; ở cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam và các đoàn thể chính trị chiếm 29,85%.

Đến tháng 6/2017 có 20/22 Bộ, ngành gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định đề xuất tăng biên chế (chỉ có 2 Bộ xin giảm biên chế là Bộ Công thương và Bộ Nội vụ); có 11/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không những không tinh giản mà còn sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao. Tổng biên chế cả nước còn tăng lên hơn 11.000 người.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương (tháng 11/2017), sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước không những không giảm mà còn tăng, chủ yếu là viên chức sự nghiệp công lập và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Cũng theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương (tháng 6/2018), vẫn còn tới 9/63 Ban Tổ chức cấp ủy trực thuộc Trung ương chưa có tham mưu, ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kế hoạch 07-KH/TW của Bộ Chính trị về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đánh giá nguyên nhân của kết quả tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa như kỳ vọng, PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh – Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam nêu ra một số nguyên nhân đó là: cách thức quản trị nền hành chính nước ta còn lạc hậu, cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại, cách thức tuyển chọn chưa công bằng, tâm lý thích làm công chức, miệt thị tinh thần kinh doanh vẫn còn mang nặng trong suy nghĩ của nhiều người.

anh1

PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh, phát biểu tham luận.

Đồng tình với ý kiến của PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh, TS. Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam bổ sung thêm nguyên nhân của việc thực hiện Nghị quyết chưa hiệu quả đó là nạn tham nhũng trong các cơ quan Nhà nước, vai trò của người đứng đầu cơ quan tổ chức sự nghiệp Nhà nước chưa cao. Bên cạnh đó, các văn bản rất nhiều nhưng chồng chéo, chưa tạo cơ chế cho người đứng đầu. Một thực tế khác, Luật Công chức ban hành năm 2008 và Luật Viên chức được ban hành năm 2010 nhưng cho đến nay, 2 luật này vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa tạo sự chuyển biến mạnh trong việc thúc đẩy tinh giản biên chế.

Dưới góc nhìn từ các địa phương, PGS.TS. Đỗ Văn Dung, Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Ninh Bình cho rằng, các văn bản pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ. Để có sự chuyển biến, cần có hành động cụ thể từ Trung ương tới các địa phương, không chờ làm thí điểm mô hình mà có thể thực hiện ngay việc cơ cấu lại bộ máy, tổ chức.

Dưới góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Thoan, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lại phản ánh một thực tế tại một số địa phương chưa có nhận thức thấu đáo đã vội vã tiến hành tái cơ cấu bộ máy một cách cơ học trong đó có việc sáp nhập một số hội đặc thù dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bà Thoan cũng đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam nên mạnh dạn đề nghị với Trung ương giao Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai dự án nghiên cứu tổng thể về quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 39.

anh2

Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam phát biểu.

Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều vấn đề khác trong đó có việc những vấn đề liên quan đến quản lý hành chính, các biện pháp và giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết trong đó có việc phải chỉ rõ kết quả của công tác tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ trước và sau khi có Nghị quyết 39.

Anh 4

GS.TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia phát biểu.

Kết luận tại diễn đàn, TS.Phạm Văn Tân khẳng định sẽ tiếp tục triển khai diễn đàn trên báo Đất Việt online cũng như tổ chức các diễn đàn cùng chủ đề vào năm tới. Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến và đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổng hợp, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học trong quá trình sơ kết, tổng kết Nghị quyết.

 

(Quỳnh Chi - Vusta)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Sử Dụng Tiền Lương Tiền Thưởng Có Hiệu Quả - PGS.TS TRẦN KIM DUNG - phần 3
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38955
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 8053
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao