BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Đừng chết như Kodak, Nokia: Lời cảnh báo gửi doanh nhân Việt

(Cập nhật: 8/24/2019 12:05:06 PM)

Đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các tư duy lãnh đạo hiện hành đã không còn phù hợp để đương đầu với tốc độ, sự biến động của thị trường đầy phức tạp. Vậy tố chất nào cần phải có cho CEO thời 4.0 để đi đến thành công?

Đừng chết như Kodak và Nokia

Tại diễn đàn Vietnam CEO Forum 2018 được tổ chức mới đây, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng Dịch vụ đám mây của VNG, chia sẻ: Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới bắt tay vào chuyển đổi số từ lâu và đã thu lại những thành quả nhất định, thì hầu hết doanh chủ ở Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc. Thực trạng trên đáng báo động bởi dường như nhiều chủ doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa rút ra được bài học sâu sắc từ sự sụp đổ của nhiều đế chế kinh tế trên khắp thế giới.

Ông Trí dẫn chứng câu chuyện sụp đổ của thương hiệu đình đám một thời Kodak. Trước giờ, nhiều người cho rằng, sự phá sản của Kodak vào năm 2012 là do không chịu thay đổi mô hình kinh doanh suốt từ năm 1975 và sự xuất hiện của iPhone cùng những chiếc smartphone có tính năng chụp ảnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Instagram vào năm 2010 được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến Kodak phá sản năm 2012. Bởi lẽ với mỗi tấm ảnh mọi người khoe nhau trên Instagram có giá 0 đồng còn với Kodak thì phải... trả tiền (theo thống kê năm 1999, để có hơn 21,6 tỷ tấm ảnh, khách hàng trên thế giới phải trả cho Kodak 8 tỷ USD).

 
Nokia cũng là một tấm gương nhãn tiền. Năm 2012, không ít người cảm thấy bàng hoàng sau khi nghe tin Nokia tuyên bố đã bán toàn bộ mảng kinh doanh di động cho Microsoft, bởi trong họ, Nokia chính là một tượng đài không thể sụp đổ. Nguyên nhân quan trọng cho thất bại cay đắng của Nokia chính là họ không đủ quan tâm tới nhóm khách hàng tương lai, trong khi Apple cho ra đời hệ điều hành iOS với cả hệ sinh thái đi kèm mang đến người dùng trải nghiệm mới mẻ và thú vị khi tương tác với điện thoại. Còn Android cũng bắt đầu trỗi dậy và đi theo con đường của iOS, thì Nokia vẫn trung thành với hệ điều hành Symbian đã già cỗi, lạc hậu.

Năm tố chất cần có của CEO trong thời đại 4.0

Sau khi phân tích các lý do thất bại của nhiều công ty khổng lồ khi cuộc cách mạng số ập đến, nhiều ý kiến cho rằng, muốn không bị xóa sổ trong tương lai, ngay từ bây giờ, các CEO phải trả lời các câu hỏi như: Chúng ta sẽ duy trì sự trung thành của khách hàng như thế nào nếu người sắm đồ chính là AI (trí tuệ nhân tạo)? Chúng ta sẽ xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào khi trong văn phòng công ty không có ai cả? Chúng ta sẽ làm gì để khách hàng luôn cảm thấy vui vẻ khi sử dụng sản phẩm của mình?

Theo ông Vũ Minh Trí, các CEO Việt không nên ngồi tự hỏi rằng “doanh nghiệp mình có nên chuyển đổi số hay không hoặc như thế nào” mà phải nghĩ rằng “đó là việc mình bắt buộc phải làm”. Để có thể chuyển đổi số, doanh nghiệp càng lớn quy trình càng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền của, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thì ngược lại.

Với kinh nghiệm tư vấn cho Chính phủ Singapore và các công ty Châu Á về việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hoạt động, đạt được lợi thế cạnh tranh, ông Albert Antoine - nhà khoa học, chuyên gia tư vấn về AI và công nghệ - nhận định: Yếu tố con người, hay tư duy là điểm cốt yếu trong việc áp dụng 4.0 vào kinh doanh. Những khó khăn có thể được vượt qua một cách dễ dàng nếu các lãnh đạo có cách tư duy đúng đắn.

Về vấn đề này, ông Lý Ngọc Minh, Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Minh Long I, đưa ra lời khuyên: Doanh nghiệp cần phải có một đánh giá tổng quan về tình hình nội tại để nhìn ra đâu là cốt lõi vấn đề trước khi quyết định việc áp dụng công nghệ 4.0 sẽ được áp dụng từ đâu. Đấy sẽ là bộ phận kế toán nhân sự, bộ phận bán hàng hay bộ phận sản xuất? Bắt đầu từ những bước nhỏ cũng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về tài chính - vận hành.  

Còn theo ông Douglas Jackson, Trưởng ban cố vấn của The Booston Consulting Group, CEO 4.0 muốn thành công cần có năm tố chất gồm: Đổi mới sáng tạo; Tính linh động về ranh giới, năng lực cá nhân để phản ứng, tìm kiếm và thúc đẩy mọi hoạt động của công ty; Xử lý thông tin, chấp nhận sự thảo luận cởi mở không phê phán; Tự do trong khuôn khổ - cho phép nhân viên có khoảng không gian riêng để làm điều gì đó cho cá nhân mình.

Soi chiếu qua câu chuyện 4.0, ông Lê Trí Thông, Phó chủ tịch PNJ, cho biết, công ty cũng bắt đầu từ những làn sóng như Al, IoT, dữ liệu lớn... để giải quyết các vấn đề đang gặp phải của hiện tại như phát triển hệ thống phân phối, hiểu khách hàng là ai, phục vụ khách hàng tốt hơn.  Cụ thể, để quản lý trải nghiệm khách hàng tại điểm bán, chiếc camera bây giờ không thuần túy quản lý về an ninh mà có thêm hệ thống Al để phân tích hành vi khách hàng, giúp bố trí trưng bày hàng hóa thích hợp, thiết kế cửa hàng hiệu quả hơn. 

"Chúng tôi nhận ra giá trị của thành công mà tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau đều hướng đến chính là sự hợp tác và liên kết, vì một mục tiêu chung. Và chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân trên chặng đường đầy thú vị này”.

Khẳng định tố chất của CEO thời 4.0 sẽ là người truyền hứng khởi, dẫn dắt doanh nghiệp phát triển, ông Daren Ong, Giám đốc Tiếp thị of Pernod Ricard Vietnam, chia sẻ: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với rất nhiều đổi mới và đột phá, đã và đang diễn ra như một cơn sóng trào, lôi cuốn và tác động đến hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Cũng nhờ vậy, nó trở thành một nền tảng đầy ý nghĩa để kết nối rất nhiều doanh nghiệp và doanh nhân. Hơn bao giờ hết, tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng hợp tác và quan hệ đối tác là chìa khóa để thành công.

Những phân tích và chia sẻ trên đây từ các nhà lãnh đạo hàng đầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước cho thấy: đã đến lúc doanh nghiệp Việt thôi nói về 4.0 mà thay vào đó là bắt tay vào làm.

Theo khảo sát nhanh tại diễn đàn Vietnam CEO Forum, có 18% trong hàng trăm đại diện doanh nghiệp cho hay đã từng triển khai một dự án liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo hay blockchain. 88% công nhận công nghệ trí tuệ sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Trong đó, 55% cho hay dự định bắt đầu một dự án liên quan đến blockchain, AI trong vòng 6 tháng tới. Tất cả cho thấy doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng nhập cuộc với 4.0 để thúc đẩy phát triển hơn trong giai đoạn tới.

--------------

Theo hợp đồng hợp tác đã ký .Ông Albert Antoine là chuyên gia, tư vấn trưởng của Viện quản lý và phát triển năng lực tổ chức (DOMI) trong các dự án tư vấn xây dựng chiến lược và chuyển số tại Việt Nam .

(DOMI)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Để Tối Ưu Hóa Vai Trò của Nhân Sự
    • HR Market Trend In Vietnam 2
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38945
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7851
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao