BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Từ ngày 1.1.2018, qui định về đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

(Cập nhật: 9/22/2017 11:05:05 AM)

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định từ ngày 1.1.2018, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác chứ không phải dựa trên tổng thu nhập.

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1.1.2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Ông Nguyễn Duy Cường, Vụ Phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết: "Thông tin đóng BHXH trên tổng thu nhập từ 1.1.2018 là chưa chính xác. Chúng ta chỉ đóng BHXH trên mức lương, một số khoản phụ cấp lương và một số khoản bổ sung khác".
Về phụ cấp lương, ông Nguyễn Duy Cường lý giải: "Chỉ những nhóm phụ cấp lương xác định được cùng mức lương, có tính thường xuyên và ổn định sẽ được tính đóng BHXH. Còn những khoản phụ cấp lương gắn với kết quả làm việc của người lao động và có tính biến động thì sẽ không tính đóng BHXH".
Với những khoản bổ sung khác được xác định cùng với tiền lương, có tính ổn định thì sẽ được làm căn cứ tính đóng BHXH. Với các khoản bổ sung khác không xác định được ngay với mức lương và phụ thuộc vào kết quả lao động thì không tính đóng BHXH, ông Cường cho biết thêm. 
Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó, phụ cấp lương tính đóng BHXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác tính đóng BHXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương và tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
------------------------------
Là một đơn vị tư vấn đã triển khai các hoạt động tư vấn Xây dựng thang, bảng lương và chuyển xếp lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH cho hầu hết các doanh nghiệp công ích của Hà Nội và nhiều loại hình doanh nghiệp trên cả nước thời gian qua, Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (DOMI) nhận thấy một số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi tự xây dựng thang bảng lương đó là:
1.   Chưa đảm bảo tính hệ thống: Việc xây dựng các nhóm lương mới và chuyển xếp lương tới từng người lao động cần dựa trên cơ sở đánh giá giá trị công việc của từng chức danh thông qua phương pháp cho điểm nhằm đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy định của pháp luật, minh bạch công khai, kiểm soát được Quỹ lương và hạn chế các thắc mắc khiếu nại của người lao động khi chuyển xếp.
     2. Thiếu căn cứ khoa học: Khi lấy ý kiến của Tổ chức Công đoàn và người lao động thường không tạo được sự đồng thuận. Các ý kiến thắc mắc của người lao động tại đơn vị chưa được giải thích khoa học, có căn cứ nên thường chậm được thông qua.
    3.  Không kiểm soát được quỹ lương: Một số doanh nghiệp khi xây dựng thang bảng lương mới có hiện tượng “vỡ quỹ lương” do không nắm được các kỹ thuật xây dựng và chuyển xếp từ mức lương cũ sang mức lương mới.
    4.  Sử dụng thang bảng lương “tạm thời”, chưa thích ứng được với các thay đổi của chính sách tiền lương: Một số doanh nghiệp chọn giải pháp tạm đóng trên cơ sở điều chỉnh mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng mới nhất tuy nhiên mối quan hệ giữa các chức danh thuộc các nhóm lương trong bảng lương lại chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính hệ thống.
Với kinh nghiệm triển khai hoạt động tư vấn Hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực” cho hàng chục Công ty trong nhiều lĩnh vực, cùng với đội ngũ chuyên gia có năng lực chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về pháp luật lao động, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đem đến cho Quý Công ty một dịch vụ tư vấn tốt nhất. DOMI cam kết mạnh mẽ về chất lượng của dịch vụ và khẳng định rằng sẽ tạo được sự quan tâm từ Quý Công ty đối với các nội dung trong Thư ngỏ này.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ: BAN TƯ VẤN
VIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC (DOMI)
VPGD: Tầng 6, số 53 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 046 260 2424
Ms Duyên : 0983.388.319/ duyenntm@domi.org.vn
Ms Vân :    0983.894.225/ vanlt@domi.org.vn.
Hotline: Mr Ngọc 0912.114.555/ ngocvh@domi.org.vn

(laodong.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Quản trị doanh nghiệp  ĐH Harvard Tập 1 Phần 1
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
    • Sử Dụng Tiền Lương Tiền Thưởng Có Hiệu Quả - PGS.TS TRẦN KIM DUNG - phần 3
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38945
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7851
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao