BANNER
Banner 02
Banner 03
Banner 04

Người lao động bị tai nạn trên đường, DN có phải trả chi phí y tế?

(Cập nhật: 7/22/2019 11:04:14 AM)

Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian người lao động điều trị tại trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở.

Theo phản ánh của Công ty TNHH Global Dyeing, Khoản 2, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định: Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 5, Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi làm từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của công an nơi xảy ra tai nạn) thì người lao động được trợ cấp tai nạn lao động từ người sử dụng lao động.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Global Dyeing hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành có bắt buộc người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị cho những trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý hay không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động.

Luật An toàn vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2012 quy định khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.

Đề nghị Công ty TNHH Global Dyeing liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 10 Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để được hướng dẫn chi tiết.

 

(Chinhphu.vn)

Tin tức liên quan

  • Video Clip
    • Để Tối Ưu Hóa Vai Trò của Nhân Sự
    • HR Market Trend In Vietnam 2
    • Vietnam CEO Forum 2018   Chuyên đề 1  Đại cơn sóng công nghệ toàn cầu  Cơ hội & thách thức
  • Thăm dò ý kiến
    • Bạn biết đến DOMI qua hình thức nào dưới đây:
    • Các trang tìm kiếm trên internet
    • Được người khác giới thiệu
    • Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo
    • Thông tin trên Brochure, namme card
    • Từ nguồn thông tin khác
    • Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Các trang tìm kiếm trên internet: 38945
Được người khác giới thiệu: 18948
Hoạt động đào tạo, tư vấn, hội thảo: 9878
Thông tin trên Brochure, namme card: 4357
Từ nguồn thông tin khác: 7851
  • Liên kết đối tác
    • Phan mem JED
    • Cac chuong trinh dao tao